Thông qua nghị quyết lập thành phố Sầm Sơn
Thị xã Sầm Sơn đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý nâng cấp lên thành phố
Sáng 19/4, Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành lập các phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh thuộc thị xã Sầm Sơn và thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Theo tờ trình, thành phố Sầm Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ 44,94 km2 diện tích tự nhiên, 150.902 người và 11 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sầm Sơn (sau khi thành lập 4 phường nói trên).
Thuyết minh sự cần thiết, Chính phủ nêu rõ, trong những năm qua, thị xã Sầm Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm giai đoạn 2014 - 2016 đạt 18,27%; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2016 đạt 2.569 tỷ đồng.
Hiện nay nhiều dự án trọng điểm được xây dựng và đưa vào sử dụng như: đường Lý Tự Trọng, quốc lộ 47, đường Hồ Xuân Hương (giai đoạn 1), đại lộ Nam Sông Mã, đại lộ Voi - Sầm Sơn, các tuyến đường theo hướng Đông - Tây khu vực nội thị, sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 1)...
Hiện nay, thị xã đang tiếp tục thực hiện các dự án như khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 2), quốc lộ 47 kéo dài, tuyến đường bộ ven biển, dự án đê kè biển chống sạt lở, khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 cũng đã định hướng xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia. Thị xã Sầm Sơn cũng được quy hoạch là thành phố thuộc tỉnh đến năm 2020.
Sau khi thành lập 4 phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, thị xã Sầm Sơn sẽ đạt đủ 4/4 tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh. Gồm quy mô dân số, loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ khẳng định, việc thành lập 4 phường và thành phố Sầm Sơn không làm tăng tổ chức, biên chế cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã do tỉnh Thanh Hóa quản lý. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 cho Sầm Sơn khoảng 12.819,32 tỷ đồng.
Trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương là 332,5 tỷ đồng (chiếm 2,6%); từ ngân sách địa phương là 2.145,04 tỷ đồng (chiếm 16,72%); vốn từ doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác 10.341,78 tỷ đồng (chiếm 80,68%).
Thẩm tra đề án của Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với đề án và khẳng định việc thành lập 4 phường và thành phố Sầm Sơn đã đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành.
Hầu hết các ý kiến thảo luận đều đồng ý với đề án của Chính phủ. Nhưng băn khoăn cũng vẫn còn.
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, do Thanh Hóa là tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, trong khi ngân sách Trung ương rất hạn hẹp nên việc hỗ trợ địa phương đầu tư nâng cấp đô thị rất khó khăn. Vì vậy, đề nghị Chính phủ giải trình thêm nguồn vốn được huy động từ ngân sách Trung ương (332,5 tỷ đồng) để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị cho thành phố Sầm Sơn khi được thành lập.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu một chi tiết, ngày 27/2/2017, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyết định công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại 3. Tổng thư ký Quốc hội cho rằng ít nhất sau khi được công nhận là đô thị loại 3 cũng cần thời gian để đầu tư, để người dân cảm nhận được sự thay đổi.
Cũng đồng tình với Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, nếu xin ý kiến nhân dân không đầy đủ và quy trình không chặt chẽ thì sẽ va vấp.
Tuy nhiên, tranh luận lại, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, phân loại đô thị là thẩm quyền của Thủ tướng, còn nâng cấp thì thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội, quan trọng là thị xã Sầm Sơn có đủ điều kiện để nâng cấp lên thành phố hay không, chứ không phải được công nhận đô thị loại 3 cách đây bao lâu.
Nghị quyết thành lập 4 phường và thành phố Sầm Sơn đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày ký.
Theo tờ trình, thành phố Sầm Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ 44,94 km2 diện tích tự nhiên, 150.902 người và 11 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sầm Sơn (sau khi thành lập 4 phường nói trên).
Thuyết minh sự cần thiết, Chính phủ nêu rõ, trong những năm qua, thị xã Sầm Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm giai đoạn 2014 - 2016 đạt 18,27%; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2016 đạt 2.569 tỷ đồng.
Hiện nay nhiều dự án trọng điểm được xây dựng và đưa vào sử dụng như: đường Lý Tự Trọng, quốc lộ 47, đường Hồ Xuân Hương (giai đoạn 1), đại lộ Nam Sông Mã, đại lộ Voi - Sầm Sơn, các tuyến đường theo hướng Đông - Tây khu vực nội thị, sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 1)...
Hiện nay, thị xã đang tiếp tục thực hiện các dự án như khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 2), quốc lộ 47 kéo dài, tuyến đường bộ ven biển, dự án đê kè biển chống sạt lở, khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 cũng đã định hướng xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia. Thị xã Sầm Sơn cũng được quy hoạch là thành phố thuộc tỉnh đến năm 2020.
Sau khi thành lập 4 phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, thị xã Sầm Sơn sẽ đạt đủ 4/4 tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh. Gồm quy mô dân số, loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ khẳng định, việc thành lập 4 phường và thành phố Sầm Sơn không làm tăng tổ chức, biên chế cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã do tỉnh Thanh Hóa quản lý. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 cho Sầm Sơn khoảng 12.819,32 tỷ đồng.
Trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương là 332,5 tỷ đồng (chiếm 2,6%); từ ngân sách địa phương là 2.145,04 tỷ đồng (chiếm 16,72%); vốn từ doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác 10.341,78 tỷ đồng (chiếm 80,68%).
Thẩm tra đề án của Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với đề án và khẳng định việc thành lập 4 phường và thành phố Sầm Sơn đã đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành.
Hầu hết các ý kiến thảo luận đều đồng ý với đề án của Chính phủ. Nhưng băn khoăn cũng vẫn còn.
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, do Thanh Hóa là tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, trong khi ngân sách Trung ương rất hạn hẹp nên việc hỗ trợ địa phương đầu tư nâng cấp đô thị rất khó khăn. Vì vậy, đề nghị Chính phủ giải trình thêm nguồn vốn được huy động từ ngân sách Trung ương (332,5 tỷ đồng) để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị cho thành phố Sầm Sơn khi được thành lập.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu một chi tiết, ngày 27/2/2017, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyết định công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại 3. Tổng thư ký Quốc hội cho rằng ít nhất sau khi được công nhận là đô thị loại 3 cũng cần thời gian để đầu tư, để người dân cảm nhận được sự thay đổi.
Cũng đồng tình với Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, nếu xin ý kiến nhân dân không đầy đủ và quy trình không chặt chẽ thì sẽ va vấp.
Tuy nhiên, tranh luận lại, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, phân loại đô thị là thẩm quyền của Thủ tướng, còn nâng cấp thì thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội, quan trọng là thị xã Sầm Sơn có đủ điều kiện để nâng cấp lên thành phố hay không, chứ không phải được công nhận đô thị loại 3 cách đây bao lâu.
Nghị quyết thành lập 4 phường và thành phố Sầm Sơn đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày ký.