“Thông tin Việt Nam chuyển vũ khí vào Nam là không xác thực”
Bộ Ngoại giao lên tiếng trước thông tin cho rằng “Việt Nam chuyển vũ khí vào khu vực phía Tây Nam”
“Thông tin Việt Nam đưa vũ khí, khí tài về phía Nam trên mạng xã hội những ngày qua là các thông tin không có tính xác thực”.
Đây là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tại buổi họp báo của cơ quan này, chiều 16/7, khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc gần đây trên một số trang mạng xã hội có đưa thông tin “Việt Nam chuyển vũ khí vào khu vực phía Tây Nam” vì những bất ổn ở tại đây.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua, phía Campuchia cho rằng “Việt Nam đã thống nhất với phía Campuchia tạm dừng các hoạt động xây dựng tại một số khu vực biên giới giữa hai nước”, ông Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận giữa hai nước về việc quản lý biên giới trong quá trình phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia”.
“Trong các công hàm trao đổi với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, cơ quan phụ trách về Biên giới Campuchia cũng như tại cuộc họp hai chủ tịch Ủy ban Liên hiệp phân giới cắm mốc tại Phnom Penh từ ngày 6-9/7 vừa qua, Việt Nam đều đã khẳng định rõ tất cả các công trình Việt Nam xây dựng ở khu vực biên giới trong thời gian qua đều được tiến hành trong phần đất hiện tại đang do phía Việt Nam quản lý. Điểm 8, thông cáo báo chí chung Việt Nam - Campuchia ngày 17/1/1995 quy định: “Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
“Để tỏ thiện chí và nhằm tạo thuận lợi cho công tác phân giới, cắm mốc đang ở vào giai đoạn then chốt hiện nay, tại công hàm ngày 6/7/2015 gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia và tại cuộc họp hai chủ tịch Ủy ban Liên hiệp phân giới cắm mốc, Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Campuchia cùng cam kết “không xây dựng công trình trong phạm vi 100 m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo “Bản ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia” ký ngày 23/4/2011 (MOU)”.
“Nhưng rất tiếc, phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó của phía Việt Nam”, ông Lê Hải Bình nói.
Trước đó, vào ngày 28/6 vừa qua, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ Đảng đối lập Campuchia CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Trước hành động sai trái này, lực lượng chức năng Việt Nam và một số người dân địa phương đã ra ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích người Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam - Campuchia đã phân giới được khoảng 920 km trong 1.137 km chiều dài đường biên giới; xác định được 260/314 vị trí mốc; xây dựng được 305/371 cột mốc.
Cũng tại buổi họp báo, liên quan đến thông tin tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở khu vực vùng biển Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, ngay khi có những thông tin này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh nhằm có cơ sở phục vụ cho việc đấu tranh về ngoại giao.
Ông Lê Hải Bình cũng khẳng định vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa là vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ lâu nay.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hành động ngăn cản ngư dân Việt Nam hoạt động làm ăn bình thường trên ngư trường truyền thống của mình”, ông nói.
Đây là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tại buổi họp báo của cơ quan này, chiều 16/7, khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc gần đây trên một số trang mạng xã hội có đưa thông tin “Việt Nam chuyển vũ khí vào khu vực phía Tây Nam” vì những bất ổn ở tại đây.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua, phía Campuchia cho rằng “Việt Nam đã thống nhất với phía Campuchia tạm dừng các hoạt động xây dựng tại một số khu vực biên giới giữa hai nước”, ông Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận giữa hai nước về việc quản lý biên giới trong quá trình phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia”.
“Trong các công hàm trao đổi với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, cơ quan phụ trách về Biên giới Campuchia cũng như tại cuộc họp hai chủ tịch Ủy ban Liên hiệp phân giới cắm mốc tại Phnom Penh từ ngày 6-9/7 vừa qua, Việt Nam đều đã khẳng định rõ tất cả các công trình Việt Nam xây dựng ở khu vực biên giới trong thời gian qua đều được tiến hành trong phần đất hiện tại đang do phía Việt Nam quản lý. Điểm 8, thông cáo báo chí chung Việt Nam - Campuchia ngày 17/1/1995 quy định: “Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
“Để tỏ thiện chí và nhằm tạo thuận lợi cho công tác phân giới, cắm mốc đang ở vào giai đoạn then chốt hiện nay, tại công hàm ngày 6/7/2015 gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia và tại cuộc họp hai chủ tịch Ủy ban Liên hiệp phân giới cắm mốc, Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Campuchia cùng cam kết “không xây dựng công trình trong phạm vi 100 m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo “Bản ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia” ký ngày 23/4/2011 (MOU)”.
“Nhưng rất tiếc, phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó của phía Việt Nam”, ông Lê Hải Bình nói.
Trước đó, vào ngày 28/6 vừa qua, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ Đảng đối lập Campuchia CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Trước hành động sai trái này, lực lượng chức năng Việt Nam và một số người dân địa phương đã ra ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích người Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam - Campuchia đã phân giới được khoảng 920 km trong 1.137 km chiều dài đường biên giới; xác định được 260/314 vị trí mốc; xây dựng được 305/371 cột mốc.
Cũng tại buổi họp báo, liên quan đến thông tin tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở khu vực vùng biển Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, ngay khi có những thông tin này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh nhằm có cơ sở phục vụ cho việc đấu tranh về ngoại giao.
Ông Lê Hải Bình cũng khẳng định vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa là vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ lâu nay.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hành động ngăn cản ngư dân Việt Nam hoạt động làm ăn bình thường trên ngư trường truyền thống của mình”, ông nói.