Thủ tướng có 75 phút để phát biểu và trả lời chất vấn
Trong chương trình chi tiết thì thời gian dành cho Thủ tướng là từ 10h đến 11h15 ngày 18/11
Đầu tuần sau, bắt đầu từ sáng thứ Hai (16/11) đến hết buổi sáng 18/11, Quốc hội sẽ bước vào hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Như VnEconomy đã đưa tin, hoạt động này ở kỳ họp đang diễn ra sẽ rất mới, chưa từng có tiền lệ.
Đó là không giới hạn các vị đăng đàn trả lời và cũng không chất vấn theo nhóm vấn đề.
Mà, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ cùng các cơ quan liên quan về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các vị đại biểu sẽ thảo luận, chất vấn về nội dung này.
Trong một văn bản mới gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, đoàn thư ký kỳ họp đề nghị các vị đại biểu quan tâm đánh giá tác động của nghị quyết của Quốc hội đối với việc điều hành quản lý của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội quốc phòng, an ninh.
Đánh giá về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao so với yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội và những cam kết của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương khi trả lời chất vấn tại các kỳ họp cũng là vấn đề cần quan tâm thảo luận, theo đoàn thư kỳ kỳ họp.
Về những vấn đề chất vấn, đại biểu được đề nghị quan tâm đến nguyên nhân, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chậm hoặc chưa đạt được các yêu cầu của nghị quyết của Quốc hội đặt ra.
Nếu tham gia thảo luận, thời gian dành cho đại biểu vẫn là 7 phút, như thường lệ, còn nếu chỉ chất vấn thì chỉ được hai phút. Cả thảo luận cả chất vấn cũng chỉ được 7 phút.
Nội dung chất vấn liên quan đến trách nhiệm thuộc người đứng đầu cơ quan nào, người đó trực tiếp trả lời theo hành cụ thể của chủ tọa phiên họp. Chất vấn liên quan đến trách nhiệm chung của Chính phủ hoặc trách nhiệm thuộc nhiều bộ ngành thì Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời.
Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu làm rõ thêm một số nội dung liên quan và trực tiếp trả lời ý kiến đại biểu Quốc hội (nếu có).
Trong chương trình chi tiết thì thời gian dành cho Thủ tướng là từ 10h đến 11h15 ngày 18/11.
Như vậy, người đứng đầu Chính phủ sẽ có 75 phút để vừa phát biểu, vừa trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu.
Quãng thời gian này, theo một số vị đại biểu là hơi ít. Vì một năm Thủ tướng chỉ đăng đàn một lần vào kỳ họp cuối năm. Và còn vì lần này chất vấn mang ý nghĩa tổng rà soát cả nhiệm kỳ chứ không như những lần trước, chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính thời sự cao.
Nhìn lại cả nhiệm kỳ, chưa có lần chất vấn nào Thủ tướng được dành trọn một buổi để trả lời trực tiếp, như các thành viên Chính phủ khác.
Cuối năm 2011, thời gian dành cho Thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp là 20 phút cho 22 câu trả lời, đến cuối 2014 thì tăng lên gấp đôi, tức cũng chưa đến một giờ đồng hồ.
Kết thúc phiên chất vấn của kỳ họp cuối năm ngoái, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Cần Thơ Huỳnh Văn Tiếp nói, khi rút kinh nghiệm kỳ họp này, ông sẽ đề nghị kỳ họp cuối năm sau (tức là kỳ họp này ) dành trọn một buổi để chất vấn Thủ tướng.
Bởi, có những vấn đề cho dù đã được bộ trưởng trả lời hay thể hiện trong báo cáo, thì khẳng định của Thủ tướng trước Quốc hội và đồng bào cả nước vẫn mang một ý nghĩa khác hẳn.
Lần này, dù các vị bộ trưởng đều là nhân vật chính, nhưng có lẽ ý kiến của đại biểu Tiếp vẫn còn nguyên tính thời sự. Bởi báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội vẫn chỉ ra nhiều vấn đề Quốc hội đã yêu cầu nhưng không ít báo cáo sau chất vấn các bộ còn chưa đề cập hoặc đề cập sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Như VnEconomy đã đưa tin, hoạt động này ở kỳ họp đang diễn ra sẽ rất mới, chưa từng có tiền lệ.
Đó là không giới hạn các vị đăng đàn trả lời và cũng không chất vấn theo nhóm vấn đề.
Mà, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ cùng các cơ quan liên quan về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các vị đại biểu sẽ thảo luận, chất vấn về nội dung này.
Trong một văn bản mới gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, đoàn thư ký kỳ họp đề nghị các vị đại biểu quan tâm đánh giá tác động của nghị quyết của Quốc hội đối với việc điều hành quản lý của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội quốc phòng, an ninh.
Đánh giá về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao so với yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội và những cam kết của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương khi trả lời chất vấn tại các kỳ họp cũng là vấn đề cần quan tâm thảo luận, theo đoàn thư kỳ kỳ họp.
Về những vấn đề chất vấn, đại biểu được đề nghị quan tâm đến nguyên nhân, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chậm hoặc chưa đạt được các yêu cầu của nghị quyết của Quốc hội đặt ra.
Nếu tham gia thảo luận, thời gian dành cho đại biểu vẫn là 7 phút, như thường lệ, còn nếu chỉ chất vấn thì chỉ được hai phút. Cả thảo luận cả chất vấn cũng chỉ được 7 phút.
Nội dung chất vấn liên quan đến trách nhiệm thuộc người đứng đầu cơ quan nào, người đó trực tiếp trả lời theo hành cụ thể của chủ tọa phiên họp. Chất vấn liên quan đến trách nhiệm chung của Chính phủ hoặc trách nhiệm thuộc nhiều bộ ngành thì Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời.
Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu làm rõ thêm một số nội dung liên quan và trực tiếp trả lời ý kiến đại biểu Quốc hội (nếu có).
Trong chương trình chi tiết thì thời gian dành cho Thủ tướng là từ 10h đến 11h15 ngày 18/11.
Như vậy, người đứng đầu Chính phủ sẽ có 75 phút để vừa phát biểu, vừa trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu.
Quãng thời gian này, theo một số vị đại biểu là hơi ít. Vì một năm Thủ tướng chỉ đăng đàn một lần vào kỳ họp cuối năm. Và còn vì lần này chất vấn mang ý nghĩa tổng rà soát cả nhiệm kỳ chứ không như những lần trước, chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính thời sự cao.
Nhìn lại cả nhiệm kỳ, chưa có lần chất vấn nào Thủ tướng được dành trọn một buổi để trả lời trực tiếp, như các thành viên Chính phủ khác.
Cuối năm 2011, thời gian dành cho Thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp là 20 phút cho 22 câu trả lời, đến cuối 2014 thì tăng lên gấp đôi, tức cũng chưa đến một giờ đồng hồ.
Kết thúc phiên chất vấn của kỳ họp cuối năm ngoái, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Cần Thơ Huỳnh Văn Tiếp nói, khi rút kinh nghiệm kỳ họp này, ông sẽ đề nghị kỳ họp cuối năm sau (tức là kỳ họp này ) dành trọn một buổi để chất vấn Thủ tướng.
Bởi, có những vấn đề cho dù đã được bộ trưởng trả lời hay thể hiện trong báo cáo, thì khẳng định của Thủ tướng trước Quốc hội và đồng bào cả nước vẫn mang một ý nghĩa khác hẳn.
Lần này, dù các vị bộ trưởng đều là nhân vật chính, nhưng có lẽ ý kiến của đại biểu Tiếp vẫn còn nguyên tính thời sự. Bởi báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội vẫn chỉ ra nhiều vấn đề Quốc hội đã yêu cầu nhưng không ít báo cáo sau chất vấn các bộ còn chưa đề cập hoặc đề cập sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu.