Thủ tướng trúng cử Quốc hội với 99,48% phiếu thuận
Toàn bộ các ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng và 3 phó thủ tướng cùng 13 bộ trưởng được giới thiệu đều trúng cử
Tại cuộc họp báo công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 14 do Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức chiều 9/6, ông Trần Văn Tuý, Trưởng ban Công tác đại biểu đã công bố nghị quyết của Hội đồng Bầu cử Quốc gia về kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 14.
Thông tin tại cuộc họp cho biết, từ 870 ứng viên, cử tri cả nước đã lựa chọn được 496 đại biểu, thiếu 4 người so với dự kiến.
Theo kết quả cụ thể, Tổng bí thư được 86,47% phiếu thuận.
Tỷ lệ phiếu thuận của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là 75,08%, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là 99,48% và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là 91,46%.
Danh sách trúng cử cũng cho thấy toàn bộ các ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng và 3 phó thủ tướng cùng 13 bộ trưởng được giới thiệu đều trúng cử đại biểu Quốc hội khoá mới.
Các bộ trưởng trúng cử gồm: Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.
Bầu hộ, bầu thay: Có sai nhưng không nghiêm trọng
Tại cuộc họp báo, phóng viên VnEconomy hỏi, điều 69 của Luật Bầu cử quy định về nguyên tắc bỏ phiếu nói rõ là cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay, nhưng tại cuộc bầu cử lần này, theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia tại phiên họp ngày 8/6, tình trạng bầu hộ, bầu thay vẫn chưa được khắc phục, vậy việc vẫn công nhận kết quả có đúng luật hay không?
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, có một số thông tin và đơn thư nói rằng có tình trạng bầu hộ, bầu thay, đã cho kiểm tra lại và thấy rằng có một số ý kiến nặc danh, và có một số cử tri nêu là gia đình có 6 người nhưng do không hiểu biết và đi làm ăn xa, nên có bầu thay.
Điều này được khẳng định là có sai, nhưng không nghiêm trọng, và không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, các nơi xảy ra đã chấn chỉnh và thấy rằng số bầu cử thay không lớn. Những nơi có sai phạm nghiêm trọng thì đã huỷ bỏ kết quả và bầu lại. Như vậy là làm đúng quy định của pháp luật, ông Hiển nói.
Phóng viên VnEconomy tiếp tục hỏi, Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhận định, trong công tác hiệp thương, giới thiệu, lựa chọn ứng cử viên vẫn còn có hạn chế là việc loại một số ứng cử viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội được cử tri nơi cư trú và nơi công tác tín nhiệm trong hiệp thương lần ba đã gây dư luận không tốt. Vậy đây có phải là do quy định của Luật Bầu cử đã không đủ chặt chẽ để tạo sự công bằng trong việc chọn người đại diện cho dân, và theo ông có cần đặt vấn đề sửa luật để khắc phục hạn chế này hay không?
Ông Phùng Quốc Hiển trả lời, vấn đề này tại cuộc họp báo trước đây, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đã có trao đổi. Có thể những ứng cử viên đó được nơi công tác và cư trú giới thiệu, nhưng ở hiệp thương vòng 3 đã có ý kiến là chưa đủ điều kiện ứng cử, nên không còn trong danh sách để bầu chính thức. Điều này nên rút kinh nghiệm để bảo đảm thống nhất từ trên xuống dưới.
Phóng viên báo Tuổi Trẻ đề nghị ông Hiển bình luận về việc gần 96% đại biểu là đảng viên và gần 100 vị ủy viên Trung ương - một kỷ lục của 14 khoá Quốc hội.
Ông Hiển trả lời, tất cả các cơ cấu, thành phần ứng cử đều đã dự kiến, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định để đảm bảo đại diện cho các thành phần, giai tầng trong xã hội. Các uỷ viên Trung ương trúng cử phần lớn ở các cơ quan quan trọng và đều nằm trong dự kiến cơ cấu, đúng định hướng, ông khẳng định.
Bầu thiếu không phải là chuyện mới
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra tại cuộc họp báo.
Trả lời câu hỏi, liệu việc 15 ứng viên được Trung ương giới thiệu không trúng cử ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy như thế nào, ông Trần Văn Tuý cho rằng cũng có ảnh hưởng. Nhất là, trong 15 vị không trúng cử, có 9 đại biểu dự kiến làm đại biểu chuyên trách, nay bầu thiếu thì cũng ảnh hưởng bước đầu đến bố trí nhân sự.
Nhưng ông Tuý cho rằng trong cái rủi này thì cũng có điều kiện lựa chọn đại biểu khác, có khả năng hơn vào cơ quan của Quốc hội.
Về một số địa phương bầu thiếu, ông Tuý nói, khi một mũi tên đi không trúng đích thì nên xem xét trách nhiệm của chính mình, chứ không được đổ lỗi cho cái cung hay mũi tên, nên phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Mỗi nơi có một đặc điểm, có nơi số dư rất cao (như phóng viên Tuổi Trẻ phản ánh là 5 ứng cử viên bầu 2 đại biểu - PV), nhưng đây là lựa chọn của cử tri.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bổ sung rằng việc bầu thiếu không phải là chuyện mới, đã có khoá thiếu đến 5 người, như khoá 12 thiếu 7 đại biểu, và cũng không có bầu thêm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tuổi Trẻ về việc xử lý các trường hợp bầu hộ, bầu thay, ông Phúc cho biết nếu có vi phạm đến mức phải huỷ kết quả thì phải xử lý. Vừa rồi có một nơi vi phạm phải huỷ kết quả, hiện nay các cơ quan pháp luật đang xem xét, xử lý, ông Phúc cho biết.
Liên quan đến tỷ lệ người ngoài Đảng trúng cử đã giảm 50% so với khoá trước, ông Phúc cho biết khi ứng cử có 97 người (11%) nhưng chỉ có 21 người trúng cử (4,2%). Việc lựa chọn hoàn toàn do cử tri, ông Phúc giải thích.
Xem danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 14
Thông tin tại cuộc họp cho biết, từ 870 ứng viên, cử tri cả nước đã lựa chọn được 496 đại biểu, thiếu 4 người so với dự kiến.
Theo kết quả cụ thể, Tổng bí thư được 86,47% phiếu thuận.
Tỷ lệ phiếu thuận của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là 75,08%, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là 99,48% và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là 91,46%.
Danh sách trúng cử cũng cho thấy toàn bộ các ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng và 3 phó thủ tướng cùng 13 bộ trưởng được giới thiệu đều trúng cử đại biểu Quốc hội khoá mới.
Các bộ trưởng trúng cử gồm: Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.
Bầu hộ, bầu thay: Có sai nhưng không nghiêm trọng
Tại cuộc họp báo, phóng viên VnEconomy hỏi, điều 69 của Luật Bầu cử quy định về nguyên tắc bỏ phiếu nói rõ là cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay, nhưng tại cuộc bầu cử lần này, theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia tại phiên họp ngày 8/6, tình trạng bầu hộ, bầu thay vẫn chưa được khắc phục, vậy việc vẫn công nhận kết quả có đúng luật hay không?
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, có một số thông tin và đơn thư nói rằng có tình trạng bầu hộ, bầu thay, đã cho kiểm tra lại và thấy rằng có một số ý kiến nặc danh, và có một số cử tri nêu là gia đình có 6 người nhưng do không hiểu biết và đi làm ăn xa, nên có bầu thay.
Điều này được khẳng định là có sai, nhưng không nghiêm trọng, và không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, các nơi xảy ra đã chấn chỉnh và thấy rằng số bầu cử thay không lớn. Những nơi có sai phạm nghiêm trọng thì đã huỷ bỏ kết quả và bầu lại. Như vậy là làm đúng quy định của pháp luật, ông Hiển nói.
Phóng viên VnEconomy tiếp tục hỏi, Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhận định, trong công tác hiệp thương, giới thiệu, lựa chọn ứng cử viên vẫn còn có hạn chế là việc loại một số ứng cử viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội được cử tri nơi cư trú và nơi công tác tín nhiệm trong hiệp thương lần ba đã gây dư luận không tốt. Vậy đây có phải là do quy định của Luật Bầu cử đã không đủ chặt chẽ để tạo sự công bằng trong việc chọn người đại diện cho dân, và theo ông có cần đặt vấn đề sửa luật để khắc phục hạn chế này hay không?
Ông Phùng Quốc Hiển trả lời, vấn đề này tại cuộc họp báo trước đây, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đã có trao đổi. Có thể những ứng cử viên đó được nơi công tác và cư trú giới thiệu, nhưng ở hiệp thương vòng 3 đã có ý kiến là chưa đủ điều kiện ứng cử, nên không còn trong danh sách để bầu chính thức. Điều này nên rút kinh nghiệm để bảo đảm thống nhất từ trên xuống dưới.
Phóng viên báo Tuổi Trẻ đề nghị ông Hiển bình luận về việc gần 96% đại biểu là đảng viên và gần 100 vị ủy viên Trung ương - một kỷ lục của 14 khoá Quốc hội.
Ông Hiển trả lời, tất cả các cơ cấu, thành phần ứng cử đều đã dự kiến, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định để đảm bảo đại diện cho các thành phần, giai tầng trong xã hội. Các uỷ viên Trung ương trúng cử phần lớn ở các cơ quan quan trọng và đều nằm trong dự kiến cơ cấu, đúng định hướng, ông khẳng định.
Bầu thiếu không phải là chuyện mới
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra tại cuộc họp báo.
Trả lời câu hỏi, liệu việc 15 ứng viên được Trung ương giới thiệu không trúng cử ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy như thế nào, ông Trần Văn Tuý cho rằng cũng có ảnh hưởng. Nhất là, trong 15 vị không trúng cử, có 9 đại biểu dự kiến làm đại biểu chuyên trách, nay bầu thiếu thì cũng ảnh hưởng bước đầu đến bố trí nhân sự.
Nhưng ông Tuý cho rằng trong cái rủi này thì cũng có điều kiện lựa chọn đại biểu khác, có khả năng hơn vào cơ quan của Quốc hội.
Về một số địa phương bầu thiếu, ông Tuý nói, khi một mũi tên đi không trúng đích thì nên xem xét trách nhiệm của chính mình, chứ không được đổ lỗi cho cái cung hay mũi tên, nên phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Mỗi nơi có một đặc điểm, có nơi số dư rất cao (như phóng viên Tuổi Trẻ phản ánh là 5 ứng cử viên bầu 2 đại biểu - PV), nhưng đây là lựa chọn của cử tri.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bổ sung rằng việc bầu thiếu không phải là chuyện mới, đã có khoá thiếu đến 5 người, như khoá 12 thiếu 7 đại biểu, và cũng không có bầu thêm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tuổi Trẻ về việc xử lý các trường hợp bầu hộ, bầu thay, ông Phúc cho biết nếu có vi phạm đến mức phải huỷ kết quả thì phải xử lý. Vừa rồi có một nơi vi phạm phải huỷ kết quả, hiện nay các cơ quan pháp luật đang xem xét, xử lý, ông Phúc cho biết.
Liên quan đến tỷ lệ người ngoài Đảng trúng cử đã giảm 50% so với khoá trước, ông Phúc cho biết khi ứng cử có 97 người (11%) nhưng chỉ có 21 người trúng cử (4,2%). Việc lựa chọn hoàn toàn do cử tri, ông Phúc giải thích.
Xem danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 14