Tp.HCM muốn đổi 16 lô đất vàng làm cầu Thủ Thiêm 4
Thành phố Hồ Chí Minh muốn đổi 16 lô đất vàng để làm cầu Thủ Thiêm 4
UBND Tp.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình về việc đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.
Theo đó, UBND Tp.HCM đề xuất xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT) và cho phép thành phố được quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư, gồm 4 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng 620, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 168, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận.
Theo UBND Tp.HCM, quy mô dự án dự kiến tổng chiều dài khoảng 2.160 m. Cầu chính từ bờ quận 7 qua đến hết cầu phía quận 2 gồm 6 làn xe; nhánh cầu dẫn N1, N2 bờ quận 7, từ cầu chính đáp xuống đường Huỳnh Tấn Phát gồm 2 làn xe; cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh bố trí từ trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 gồm 4 làn xe.
Tổng mức đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 khoảng 5.253 tỷ đồng.
UBND Tp.HCM cho hay, quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án này sẽ gồm 16 lô nhà đất "vàng" trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các quận trung tâm thành phố.
Cụ thể, gồm quỹ đất để cân đối thanh toán cho phần chi phí xây lắp và thiết bị của dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 bao gồm 11 lô đất (có ký hiệu 3-5; 3-8; 3-9; 3-12; 4-3; 4-4; 4-5; 4-11; 4-12; 4-16 và 4-20) thuộc Khu chức năng số 3 và số 4 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm được duyệt, 11 lô đất nêu trên có tổng diện tích đất phát triển dự án khoảng 99.904 m2.
Giá trị quyền sử dụng đất của 11 lô đất này khoảng 3.201 tỷ đồng, đủ để cân đối thanh toán cho phần chi phí xây lắp và thiết bị của cầu Thủ Thiêm 4.
5 lô đất còn lại nằm rải rác trên địa bàn thành phố để cân đối thanh toán cho phần kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng phía quận 7 và các chi phí khác.
Các lô đất này bao gồm khu đất vàng tại số 462-464 đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) và số 540/21 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3). Tổng diện tích của hai khu đất này gần 13.000 m2.
UBND Tp.HCM nhấn mạnh rằng, việc đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 là rất cần thiết và cấp bách để giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè; giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động của các bến cảng trên địa bàn quận 4, quận 7.
Đồng thời kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm hiện hữu của thành phố và quận 4, quận 7, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị mới Nam Thành phố; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Tp.HCM.
Theo đó, UBND Tp.HCM đề xuất xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT) và cho phép thành phố được quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư, gồm 4 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng 620, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 168, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận.
Theo UBND Tp.HCM, quy mô dự án dự kiến tổng chiều dài khoảng 2.160 m. Cầu chính từ bờ quận 7 qua đến hết cầu phía quận 2 gồm 6 làn xe; nhánh cầu dẫn N1, N2 bờ quận 7, từ cầu chính đáp xuống đường Huỳnh Tấn Phát gồm 2 làn xe; cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh bố trí từ trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 gồm 4 làn xe.
Tổng mức đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 khoảng 5.253 tỷ đồng.
UBND Tp.HCM cho hay, quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án này sẽ gồm 16 lô nhà đất "vàng" trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các quận trung tâm thành phố.
Cụ thể, gồm quỹ đất để cân đối thanh toán cho phần chi phí xây lắp và thiết bị của dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 bao gồm 11 lô đất (có ký hiệu 3-5; 3-8; 3-9; 3-12; 4-3; 4-4; 4-5; 4-11; 4-12; 4-16 và 4-20) thuộc Khu chức năng số 3 và số 4 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm được duyệt, 11 lô đất nêu trên có tổng diện tích đất phát triển dự án khoảng 99.904 m2.
Giá trị quyền sử dụng đất của 11 lô đất này khoảng 3.201 tỷ đồng, đủ để cân đối thanh toán cho phần chi phí xây lắp và thiết bị của cầu Thủ Thiêm 4.
5 lô đất còn lại nằm rải rác trên địa bàn thành phố để cân đối thanh toán cho phần kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng phía quận 7 và các chi phí khác.
Các lô đất này bao gồm khu đất vàng tại số 462-464 đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) và số 540/21 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3). Tổng diện tích của hai khu đất này gần 13.000 m2.
UBND Tp.HCM nhấn mạnh rằng, việc đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 là rất cần thiết và cấp bách để giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè; giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động của các bến cảng trên địa bàn quận 4, quận 7.
Đồng thời kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm hiện hữu của thành phố và quận 4, quận 7, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị mới Nam Thành phố; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Tp.HCM.