Trái chiều góc nhìn về hiệu quả dự án bauxite
Giới nghiên cứu và Bộ Công Thương đang có cái nhìn khác nhau về các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên
Một nhóm 12 nhà khoa học mới đây đã ký vào bản kiến nghị về vấn đề bauxite ở Tây Nguyên, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh hiệu quả tài chính của các dự án hiện hành.
Ngay sau đó, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đã đưa ra các ý kiến phản bác.
Để rộng đường dư luận, VnEconomy xin lược trích các ý kiến xung quanh vấn đề này.
12 nhà khoa học: Cần đánh giá toàn diện
Theo bản kiến nghị của 12 nhà khoa học nói trên, việc thực hiện chương trình bauxite Tây Nguyên đã và đang bộc lộ nhiều bất cập.
Về vấn đề thiết bị và công nghệ, trong thiết kế kỹ thuật nhà máy Tân Rai, nhà thầu Chalieco đã áp dụng trình độ công nghệ thấp. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của nhà máy cho thấy mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất và nước cao hơn mức trung bình của thế giới.
Đặc biệt, thiết bị ở nhà máy Tân Rai không đồng bộ, hệ thống đo lường tự động hoạt động không ổn định, nên hiện nhà máy phải vận hành bằng tay.
Sau gần hai năm sản xuất, nhà máy Tân Rai mới chỉ đạt 60-65% công suất thiết kế. Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật thực tế còn kém hơn thiết kế rất nhiều. Do đó, hiệu quả kinh tế và tài chính của các dự án sẽ thấp.
Về hiệu quả tài chính dự án, cho đến nay, tổng chi phí thực tế cho hai dự án bauxite thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ đang vượt hơn so với dự toán ban đầu, trong khi sản lượng đầu ra không đạt thiết kế.
Ngoài ra, đã phát sinh thêm nhiều hạng mục trong quá trình thực hiện (ví dụ chi phí xây dựng đường vận chuyển bauxite, đường tránh khu dân cư…).
Bên cạnh đó, giá khoáng sản hiện nay đang ở mức thấp, dao động khó lường. Do vậy, hiệu quả tài chính của hai dự án này càng bị giảm sút, làm gia tăng sức ép lên nợ công đang tăng cao hiện nay. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình bauxite Tây Nguyên không thể đạt như dự kiến.
Bản kiến nghị cũng nhấn mạnh đến nguy cơ an toàn hồ chứa, theo đó ngày 8/10/2014, đập ngăn hồ chứa bùn thải quặng đuôi của nhà máy Tân Rai đã bị vỡ, hơn 5.000 m3 bùn thải quặng tràn ra môi trường bên ngoài.
Việc sử dụng bùn đỏ sản xuất sắt xốp và vật liệu xây dựng mới chỉ được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm, trên thế giới chưa có sản xuất ở quy mô công nghiệp vì không có hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, vấn đề sản xuất sắt xốp và vật liệu xây dựng từ bùn đỏ quy mô công nghiệp ở Tây Nguyên cần được xem xét rất thận trọng.
Từ tình hình trên, 12 nhà khoa học kiến nghị Bộ Chính trị chỉ thị tiến hành đánh giá toàn diện, tổng thể và khách quan về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng… của hai dự án bauxite thí điểm, theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 245- TB/TW ngày 24/4/2009.
Để đảm bảo tính khách quan, đề nghị giao Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì thực hiện việc đánh giá này. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở cho mọi quyết định tiếp theo đối với chương trình bauxite Tây Nguyên. Đồng thời, cần công bố rộng rãi báo cáo môi trường chiến lược và các báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án.
Trong khi đó, trong bài viết “Bauxite Tây Nguyên: Những con số biết nói” được trình bày tại buổi tọa đàm về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) tổ chức ngày 28/3/2015, TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc New Technology Solutions Vietnam đã phân tích một loạt vấn đề bất cập tại các dự án hiện nay.
Đặc biệt, ông Sơn cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) bị “sập bẫy giá rẻ” của các nhà thầu Trung Quốc trong việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Một con số đáng chú ý được chuyên gia này đưa ra và sau đó được nhiều báo chí đề cập đến là “nếu sản xuất 660.000 tấn bauxite sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD”.
Ông Sơn cũng cho rằng hiện nay, sau 6 năm thử nghiệm, “do có nhiều bất cập (vi phạm) trong chọn thầu, dự án alumin có các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật lạc hậu, rất khó khắc phục (tiêu hao quặng, tiêu hao năng lượng lớn), đang bị lỗ kéo dài và đang làm nẩy sinh thêm vấn đề kinh tế (các mỏ than ở Quảng Ninh đang phải “gánh” lỗ cho alumin Tây Nguyên)”.
“Trong thời gian tới, nếu không cân nhắc đầy đủ và có trách nhiệm, việc triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có thể sẽ còn dẫn đến những điều đáng lo ngại hơn là sự bất công trong xã hội”, ông Sơn viết.
Bộ Công Thương: Cho rằng lỗ là vội vã
Trước những thông tin này, Bộ Công Thương mới đây cũng đã có những lý giải rất đáng chú ý.
Theo cơ quan này, qua quá trình thực tế triển khai, một số nhà khoa học và dư luận xã hội có ý lo ngại về hiệu quả kinh tế của các dự án bauxite, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo TKV về việc rà soát, tính toán, kiểm tra lại.
Theo đó, về hiệu quả tài chính của dự án Tân Rai, tính cập nhật đến ngày 26/4/2014, cho thấy thời gian lỗ theo kế hoạch dự kiến là 4 năm và thời gian thu hồi vốn là 11,5 năm.
Các thông số đầu vào của dự án cơ bản ổn định, không có thay đổi nhiều, giá bán alumin trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng.
Đầu năm 2014, giá bán (FOB cảng Gò Dầu) ở mức 300÷310 USD/tấn, cuối năm ở mức 350-360 USD/tấn, bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn so với tính toán của dự án là 325 USD/tấn.
Mức giá trên thậm chí đã vượt mức dự báo tăng giá alumin trong tính toán, do vậy, hiệu quả kinh tế của dự án tăng lên; thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ giảm dưới 4 năm, thời gian thu hồi vốn cũng giảm theo.
Đối với dự án Nhân Cơ, do có điều kiện vận tải xuống cảng biển xa hơn, hạ tầng khó khăn hơn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn so với dự án alumin Tân Rai, với thời gian lỗ kế hoạch là 5 năm và thời gian thu hồi vốn 12 năm.
Cùng với việc TKV rút kinh nghiệm từ dự án Tân Rai, với xu thế tăng giá alumin như cuối năm 2014 và đầu năm 2015, hiệu quả dự án sẽ được tăng lên đáng kể, giảm thời gian lỗ kế hoạch và rút ngắn thời gian thu hồi vốn dự kiến.
Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng đánh giá “nếu sản xuất 660.000 tấn bauxite sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD” là vội vã, thiếu cơ sở.
Ngay sau đó, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đã đưa ra các ý kiến phản bác.
Để rộng đường dư luận, VnEconomy xin lược trích các ý kiến xung quanh vấn đề này.
12 nhà khoa học: Cần đánh giá toàn diện
Theo bản kiến nghị của 12 nhà khoa học nói trên, việc thực hiện chương trình bauxite Tây Nguyên đã và đang bộc lộ nhiều bất cập.
Về vấn đề thiết bị và công nghệ, trong thiết kế kỹ thuật nhà máy Tân Rai, nhà thầu Chalieco đã áp dụng trình độ công nghệ thấp. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của nhà máy cho thấy mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất và nước cao hơn mức trung bình của thế giới.
Đặc biệt, thiết bị ở nhà máy Tân Rai không đồng bộ, hệ thống đo lường tự động hoạt động không ổn định, nên hiện nhà máy phải vận hành bằng tay.
Sau gần hai năm sản xuất, nhà máy Tân Rai mới chỉ đạt 60-65% công suất thiết kế. Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật thực tế còn kém hơn thiết kế rất nhiều. Do đó, hiệu quả kinh tế và tài chính của các dự án sẽ thấp.
Về hiệu quả tài chính dự án, cho đến nay, tổng chi phí thực tế cho hai dự án bauxite thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ đang vượt hơn so với dự toán ban đầu, trong khi sản lượng đầu ra không đạt thiết kế.
Ngoài ra, đã phát sinh thêm nhiều hạng mục trong quá trình thực hiện (ví dụ chi phí xây dựng đường vận chuyển bauxite, đường tránh khu dân cư…).
Bên cạnh đó, giá khoáng sản hiện nay đang ở mức thấp, dao động khó lường. Do vậy, hiệu quả tài chính của hai dự án này càng bị giảm sút, làm gia tăng sức ép lên nợ công đang tăng cao hiện nay. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình bauxite Tây Nguyên không thể đạt như dự kiến.
Bản kiến nghị cũng nhấn mạnh đến nguy cơ an toàn hồ chứa, theo đó ngày 8/10/2014, đập ngăn hồ chứa bùn thải quặng đuôi của nhà máy Tân Rai đã bị vỡ, hơn 5.000 m3 bùn thải quặng tràn ra môi trường bên ngoài.
Việc sử dụng bùn đỏ sản xuất sắt xốp và vật liệu xây dựng mới chỉ được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm, trên thế giới chưa có sản xuất ở quy mô công nghiệp vì không có hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, vấn đề sản xuất sắt xốp và vật liệu xây dựng từ bùn đỏ quy mô công nghiệp ở Tây Nguyên cần được xem xét rất thận trọng.
Từ tình hình trên, 12 nhà khoa học kiến nghị Bộ Chính trị chỉ thị tiến hành đánh giá toàn diện, tổng thể và khách quan về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng… của hai dự án bauxite thí điểm, theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 245- TB/TW ngày 24/4/2009.
Để đảm bảo tính khách quan, đề nghị giao Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì thực hiện việc đánh giá này. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở cho mọi quyết định tiếp theo đối với chương trình bauxite Tây Nguyên. Đồng thời, cần công bố rộng rãi báo cáo môi trường chiến lược và các báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án.
Trong khi đó, trong bài viết “Bauxite Tây Nguyên: Những con số biết nói” được trình bày tại buổi tọa đàm về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) tổ chức ngày 28/3/2015, TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc New Technology Solutions Vietnam đã phân tích một loạt vấn đề bất cập tại các dự án hiện nay.
Đặc biệt, ông Sơn cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) bị “sập bẫy giá rẻ” của các nhà thầu Trung Quốc trong việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Một con số đáng chú ý được chuyên gia này đưa ra và sau đó được nhiều báo chí đề cập đến là “nếu sản xuất 660.000 tấn bauxite sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD”.
Ông Sơn cũng cho rằng hiện nay, sau 6 năm thử nghiệm, “do có nhiều bất cập (vi phạm) trong chọn thầu, dự án alumin có các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật lạc hậu, rất khó khắc phục (tiêu hao quặng, tiêu hao năng lượng lớn), đang bị lỗ kéo dài và đang làm nẩy sinh thêm vấn đề kinh tế (các mỏ than ở Quảng Ninh đang phải “gánh” lỗ cho alumin Tây Nguyên)”.
“Trong thời gian tới, nếu không cân nhắc đầy đủ và có trách nhiệm, việc triển khai dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có thể sẽ còn dẫn đến những điều đáng lo ngại hơn là sự bất công trong xã hội”, ông Sơn viết.
Bộ Công Thương: Cho rằng lỗ là vội vã
Trước những thông tin này, Bộ Công Thương mới đây cũng đã có những lý giải rất đáng chú ý.
Theo cơ quan này, qua quá trình thực tế triển khai, một số nhà khoa học và dư luận xã hội có ý lo ngại về hiệu quả kinh tế của các dự án bauxite, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo TKV về việc rà soát, tính toán, kiểm tra lại.
Theo đó, về hiệu quả tài chính của dự án Tân Rai, tính cập nhật đến ngày 26/4/2014, cho thấy thời gian lỗ theo kế hoạch dự kiến là 4 năm và thời gian thu hồi vốn là 11,5 năm.
Các thông số đầu vào của dự án cơ bản ổn định, không có thay đổi nhiều, giá bán alumin trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng.
Đầu năm 2014, giá bán (FOB cảng Gò Dầu) ở mức 300÷310 USD/tấn, cuối năm ở mức 350-360 USD/tấn, bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn so với tính toán của dự án là 325 USD/tấn.
Mức giá trên thậm chí đã vượt mức dự báo tăng giá alumin trong tính toán, do vậy, hiệu quả kinh tế của dự án tăng lên; thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ giảm dưới 4 năm, thời gian thu hồi vốn cũng giảm theo.
Đối với dự án Nhân Cơ, do có điều kiện vận tải xuống cảng biển xa hơn, hạ tầng khó khăn hơn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn so với dự án alumin Tân Rai, với thời gian lỗ kế hoạch là 5 năm và thời gian thu hồi vốn 12 năm.
Cùng với việc TKV rút kinh nghiệm từ dự án Tân Rai, với xu thế tăng giá alumin như cuối năm 2014 và đầu năm 2015, hiệu quả dự án sẽ được tăng lên đáng kể, giảm thời gian lỗ kế hoạch và rút ngắn thời gian thu hồi vốn dự kiến.
Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng đánh giá “nếu sản xuất 660.000 tấn bauxite sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD” là vội vã, thiếu cơ sở.