Từ cuộc sống đến nghị trường (5): Chỉ số niềm tin, bao giờ?
Khi chưa tin vào những con số, “ông nghị” Dương Trung Quốc thường chọn nút không biểu quyết
Như VnEconomy đã đề cập ở các bài trước, từ GDP đến CPI, việc làm và nợ công đều tiềm ẩn khả năng "vỡ kế hoạch".
Tuy nhiên, với độ tin cậy khá mong manh của số liệu thống kê hiện tại thì theo ý kiến của nhiều chuyên gia, không chỉ các chỉ tiêu nói trên mới “có vấn đề”.
Ở thời điểm hiện tại, chỉ tiêu chủ yếu của 2015 đã được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 8 này.
Về số lượng là 20, nhiều hơn 6 chỉ tiêu so với 2014. Về thứ tự thì GDP vẫn đứng thứ nhất với 6,2%, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP khoảng 5%. Còn chỉ tiêu tạo việc làm vẫn “đóng đinh”với con số 1,6 triệu đầy tai tiếng.
Tăng trưởng GDP cao hơn nhiều so với dự báo của các tổ chức quốc tế (5,5-5,6%) trong khi bội chi ngân sách chỉ 5% là quá thấp, không phản ánh thực chất do không tính hết các khoản chi nên không thực tế, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bình luận.
Theo ông Doanh, trong tình hình hiện nay, Quốc hội cần yêu cầu có các chỉ tiêu bổ sung về xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu ngân sách, đầu tư công, bất động sản, nợ xấu doanh nghiệp nhà nước để nền kinh tế thực sự ổn định và lành mạnh.
Có nên đặt ra mục tiêu nâng cao xếp hạng năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh theo xếp hạng quốc tế để phấn đấu đẩy mạnh cải cải cách thể chế, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng là vấn đề các vị đại diện cho dân cần quan tâm bàn thảo.
Vị chuyên gia rất nhiều lần nhấn mạnh đến yếu tố niềm tin này cũng cho rằng, rất nên có những chỉ tiêu phản ánh ý nguyện của người dân nhưng điều quan trọng là phải do các cơ quan độc lập xây dựng. Nếu không thì thì rất dễ là "mèo khen mèo dài đuôi" như vẫn thường thấy.
Tại nghị trường, hơn một lần đại biểu Dương Trung Quốc cũng đã đề nghị cần có thêm “chỉ số niềm tin” hay nói cách khác là chỉ số hài lòng của người dân trong hệ thống chỉ tiêu được Chính phủ trình và Quốc hội thông qua hàng năm.
Nhìn cả kế hoạch phát triển hàng năm được Quốc hội bàn thảo, ngay từ 3 năm trước, khi còn là đại biểu Quốc hội khóa 12, TS. Trần Du Lịch đã cho rằng các kế hoạch này thường nặng về sự áp đặt các mục tiêu mang ý muốn chủ quan hơn là một bản kế hoạch để qua đó dẫn dắt các chủ thể của một nền kinh tế hoạt động theo định hướng của nhà nước.
Do đó, thực tế giữa mục tiêu kế hoạch và chính sách kinh tế không gắn liền với nhau và chính sách tài khoá không phản ánh là công cụ thực thi kế hoạch kinh tế - xã hội.
Theo quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch, để đổi mới phương thức ra quyết định và giám sát việc thực thi của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách thì cần thay đổi nội dung báo cáo kinh tế- xã hội, ngân sách của Chính phủ trước Quốc hội, chuyển từ tính chất mô tả kết quả sang phân tích các mối quan hệ bên trong đưa đến những kết quả đó.
Cũng theo quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch, cần gắn quyết định các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm với quyết định phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm. Để có cơ sở phân bổ ngân sách đầu tư Quốc hội nên quyết định mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế xã hội trước khi quyết định việc phân bổ ngân sách đầu tư và có sự liên kết giữa đầu tư với các mục tiêu kinh tế-xã hội.
Những đề xuất này, dường như chưa được tiếp thu là mấy. Cũng như chỉ số niềm tin hay đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong đề nghị của “ông nghị” Dương Trung Quốc vẫn còn đang vắng bóng cả ở báo cáo của Chính phủ lẫn nghị quyết của Quốc hội.
Còn, những con số mà độ tin cậy khá mong manh lại vẫn cứ được đề nghị, bàn thảo và thông qua.
Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết, khi chưa tin vào những con số mà bản thân không thể kiểm chứng hay thẩm định được, ông thường chọn nút không biểu quyết đối với các dự thảo nghị quyết chứa các con số đó.
Nhiều đại biểu khác, theo giải thích của Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12 Đặng Như Lợi, thì cũng không phải là không nhận thấy một số chỉ tiêu kinh tế - xã, hội đặt ra chưa thật hợp lí, nhưng Quốc hội không biểu quyết từng chỉ tiêu mà biểu quyết theo khoản hoặc điều, nên các chỉ tiêu gộp chung trong điều, khoản thường được thông qua.
Vậy phải chăng trước khi nhấn nút thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015, thì nhiệm vụ nặng nề nhất của các vị đại biểu là làm sao để tất cả các chỉ tiêu ngay từ khi Chính phủ trình lên đều đã tường minh và đủ độ tin cậy?
Tuy nhiên, với độ tin cậy khá mong manh của số liệu thống kê hiện tại thì theo ý kiến của nhiều chuyên gia, không chỉ các chỉ tiêu nói trên mới “có vấn đề”.
Ở thời điểm hiện tại, chỉ tiêu chủ yếu của 2015 đã được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 8 này.
Về số lượng là 20, nhiều hơn 6 chỉ tiêu so với 2014. Về thứ tự thì GDP vẫn đứng thứ nhất với 6,2%, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP khoảng 5%. Còn chỉ tiêu tạo việc làm vẫn “đóng đinh”với con số 1,6 triệu đầy tai tiếng.
Tăng trưởng GDP cao hơn nhiều so với dự báo của các tổ chức quốc tế (5,5-5,6%) trong khi bội chi ngân sách chỉ 5% là quá thấp, không phản ánh thực chất do không tính hết các khoản chi nên không thực tế, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bình luận.
Theo ông Doanh, trong tình hình hiện nay, Quốc hội cần yêu cầu có các chỉ tiêu bổ sung về xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu ngân sách, đầu tư công, bất động sản, nợ xấu doanh nghiệp nhà nước để nền kinh tế thực sự ổn định và lành mạnh.
Có nên đặt ra mục tiêu nâng cao xếp hạng năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh theo xếp hạng quốc tế để phấn đấu đẩy mạnh cải cải cách thể chế, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng là vấn đề các vị đại diện cho dân cần quan tâm bàn thảo.
Vị chuyên gia rất nhiều lần nhấn mạnh đến yếu tố niềm tin này cũng cho rằng, rất nên có những chỉ tiêu phản ánh ý nguyện của người dân nhưng điều quan trọng là phải do các cơ quan độc lập xây dựng. Nếu không thì thì rất dễ là "mèo khen mèo dài đuôi" như vẫn thường thấy.
Tại nghị trường, hơn một lần đại biểu Dương Trung Quốc cũng đã đề nghị cần có thêm “chỉ số niềm tin” hay nói cách khác là chỉ số hài lòng của người dân trong hệ thống chỉ tiêu được Chính phủ trình và Quốc hội thông qua hàng năm.
Nhìn cả kế hoạch phát triển hàng năm được Quốc hội bàn thảo, ngay từ 3 năm trước, khi còn là đại biểu Quốc hội khóa 12, TS. Trần Du Lịch đã cho rằng các kế hoạch này thường nặng về sự áp đặt các mục tiêu mang ý muốn chủ quan hơn là một bản kế hoạch để qua đó dẫn dắt các chủ thể của một nền kinh tế hoạt động theo định hướng của nhà nước.
Do đó, thực tế giữa mục tiêu kế hoạch và chính sách kinh tế không gắn liền với nhau và chính sách tài khoá không phản ánh là công cụ thực thi kế hoạch kinh tế - xã hội.
Theo quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch, để đổi mới phương thức ra quyết định và giám sát việc thực thi của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách thì cần thay đổi nội dung báo cáo kinh tế- xã hội, ngân sách của Chính phủ trước Quốc hội, chuyển từ tính chất mô tả kết quả sang phân tích các mối quan hệ bên trong đưa đến những kết quả đó.
Cũng theo quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch, cần gắn quyết định các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm với quyết định phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm. Để có cơ sở phân bổ ngân sách đầu tư Quốc hội nên quyết định mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế xã hội trước khi quyết định việc phân bổ ngân sách đầu tư và có sự liên kết giữa đầu tư với các mục tiêu kinh tế-xã hội.
Những đề xuất này, dường như chưa được tiếp thu là mấy. Cũng như chỉ số niềm tin hay đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong đề nghị của “ông nghị” Dương Trung Quốc vẫn còn đang vắng bóng cả ở báo cáo của Chính phủ lẫn nghị quyết của Quốc hội.
Còn, những con số mà độ tin cậy khá mong manh lại vẫn cứ được đề nghị, bàn thảo và thông qua.
Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết, khi chưa tin vào những con số mà bản thân không thể kiểm chứng hay thẩm định được, ông thường chọn nút không biểu quyết đối với các dự thảo nghị quyết chứa các con số đó.
Nhiều đại biểu khác, theo giải thích của Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12 Đặng Như Lợi, thì cũng không phải là không nhận thấy một số chỉ tiêu kinh tế - xã, hội đặt ra chưa thật hợp lí, nhưng Quốc hội không biểu quyết từng chỉ tiêu mà biểu quyết theo khoản hoặc điều, nên các chỉ tiêu gộp chung trong điều, khoản thường được thông qua.
Vậy phải chăng trước khi nhấn nút thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015, thì nhiệm vụ nặng nề nhất của các vị đại biểu là làm sao để tất cả các chỉ tiêu ngay từ khi Chính phủ trình lên đều đã tường minh và đủ độ tin cậy?