Việt Nam bắt đầu “tốt nghiệp” ODA: Sẽ đến lúc vay đắt hơn
Đã đến lúc phải chuẩn bị tinh thần để bước vào thời kỳ tiếp cận, huy động các nguồn vốn vay đắt hơn
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nói, “Việt Nam đã từ một nước nghèo vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình. Đây là một thành công lớn nhưng cũng đặt ra thách thức trong tương lai không xa, Việt Nam không còn nhận được ODA dồi dào như trước”.
Với quy mô vốn ODA cam kết khoảng 80 tỉ USD từ năm 1993 đến nay, đã góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, đã đến lúc phải chuẩn bị tinh thần để bước vào thời kỳ tiếp cận, huy động các nguồn vốn vay đắt hơn, với các điều kiện khắt khe hơn.
Đồng thời, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách để phù hợp với bối cảnh mới như thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ, phương thức hợp tác phát triển và chính sách viện trợ (gồm mở rộng đối tượng, lĩnh vực nhận viện trợ, tăng cường cạnh tranh nhằm nâng cao vai trò, vị thế và lợi ích quốc gia của nhà tài trợ)... đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới, theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Giới chuyên gia kinh tế đồng tình cao với quan điểm trên của ông Huệ.
“Viện trợ không hoàn lại và những hình thức ưu đãi nhất của các nhà tài trợ sẽ trở nên ngày càng khan hiếm hơn trong bối cảnh Việt Nam là nước thu nhập trung bình. Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình “tốt nghiệp”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn (Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận định.
TS. Võ Đại Lược cũng nói, “Đà Nẵng đã đi đầu trong việc dám từ chối dự án ODA. Đã đến lúc không chỉ Đà Nẵng, mà Việt Nam phải “tốt nghiệp” tài trợ ODA, nghĩa là phải từ chối những ODA kém hiệu quả, chỉ lựa chọn và chấp nhận những ODA có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế - xã hội cụ thể”.
Chi phí đắt đỏ ngoài tầm kiểm soát
Ông Sơn cũng nhận xét, việc thu hút và sử dụng vốn ODA hiện nay chưa thực sự gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch phát triển của các địa phương và vùng lãnh thổ, do vậy hiệu quả sử dụng vốn ODA chưa cao.
Trong khi đó, chi phí vốn vay thực tế không hoàn toàn rẻ. Các khoản vay ODA ưu đãi thường kèm theo những điều kiện như chỉ định thầu, ưu tiên nhà thầu nước ngoài, yêu cầu mua máy móc, thiết bị, vật liệu từ quốc gia tài trợ vốn ODA. Phần lợi ích dành cho các nhà thầu phụ Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ.
Ví dụ, dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo hình thức vốn vay đặc biệt (STEP) và một phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo quy định của điều kiện vay vốn, nhà thầu xây chính trong gói thầu xây lắp phải là nhà thầu Nhật Bản.
Hầu hết các dự án khác cũng có tình trạng tương tự, như dự án đường vành đai 3 (Hà Nội) do nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) thực hiện. Dự án thành phố ven sông có nhà thầu chính là Posco - Hàn Quốc. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải mua tàu và chọn nhà thầu chính Trung Quốc.
Mặt khác, do các dự án thiếu tính cạnh tranh, nên chi phí đầu tư thực tế thường tăng hơn rất nhiều so với dự toán ban đầu.
Ví dụ dự án “xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm tại Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội” có dự toán là 783 triệu Euro, trong đó, vốn ODA là 653 triệu Euro và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 130 triệu Euro.
Song đến tháng 7/2014, dự án đã phải bổ sung 393 triệu Euro, trong đó, vay thêm 304,99 triệu Euro vốn ODA. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng nguồn vốn ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Sau 5 năm thi công thì tổng mức đầu tư được điều chỉnh tăng từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.
“Rất khó để đánh giá chính xác những chi phí gia tăng này có thực sự cần thiết hay không nhưng trong nhiều trường hợp, có thể nói rằng, việc phụ thuộc vào điều khoản ODA khiến cho chi phí gia tăng khó bị kiểm soát và cuối cùng chi phí xây dựng công trình trở nên đắt đỏ hơn so với các công trình tương tự sử dụng vốn vay phi ODA”, ông Sơn nói.
Mãi vương vấn ODA thời bao cấp
Hiện, nhiều chuyên gia có chung đánh giá rằng, mặc dù việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam trong 20 năm qua đã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, nhưng trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA, cũng đã bộc lộ vô số bất cập, từ cách nghĩ đến cách làm trong tiếp nhận nguồn vốn này.
Trong quan niệm của một số cơ quan thụ hưởng ODA cả ở Trung ương lẫn địa phương vẫn còn mãi vương vấn “ODA thời bao cấp”, coi “ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, ODA vốn vay là Chính phủ trả nợ”.
Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA, mà không tính toán hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng trả nợ.
Cơ chế chính sách quản lý nhà nước về ODA chưa đồng bộ với nhau, thủ tục phê duyệt dự án còn rườm rà, bộ máy cồng kềnh, trách nhiệm của cấp thực hiện dự án không rõ ràng, gây lãng phí, ách tắc, giảm tính linh hoạt trong quá trình triển khai, đồng thời, không phân định được trách nhiệm của các đơn vị thực hiện trong trường hợp dự án không có hiệu quả.
Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển vừa qua, một số bộ, ngành và địa phương chậm tiến độ thực hiện các chương trình và dự án, nhiều trường hợp phải xin gia hạn. Chậm tiến độ thực hiện dẫn đến việc một số dự án cắt giảm, hủy một số hạng mục và hoạt động, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án.
Hậu quả là giải ngân vốn ODA của cả nước đạt thấp so với vốn ODA đã ký kết, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Riêng thời kỳ 2006-2010 khoảng 7 tỷ USD vốn ODA đã ký kết nhưng chưa giải ngân, trong đó, nhiều chương trình, dự án được hưởng các điều kiện tài chính ưu đãi cao nhưng phải chuyển tiếp sang thời kỳ 2011-2015.
Số vốn tồn đọng này cùng với các khoản vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2011-2015 sẽ tạo áp lực lớn đối với nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn này trong 5 năm 2011-2015.
TS. Trịnh Ngọc Tuấn, Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội dẫn ra kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, nếu chậm tiến độ thi công thường dẫn đến phụ trội chi phí khoảng 14%.
Ví dụ, như dự án thủy lợi Phước Hòa, chi phí tăng 101%, dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai tăng 15% và dự án mạng giao thông miền Trung tăng 51%.
Ông Tuấn cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn ODA còn mang tính nguyên tắc, chưa được cụ thể hóa. Cùng với đó là hoạt động giám sát, nhất là đối với các cơ quan của Quốc hội chưa được chú trọng đúng mức.
Với quy mô vốn ODA cam kết khoảng 80 tỉ USD từ năm 1993 đến nay, đã góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, đã đến lúc phải chuẩn bị tinh thần để bước vào thời kỳ tiếp cận, huy động các nguồn vốn vay đắt hơn, với các điều kiện khắt khe hơn.
Đồng thời, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách để phù hợp với bối cảnh mới như thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ, phương thức hợp tác phát triển và chính sách viện trợ (gồm mở rộng đối tượng, lĩnh vực nhận viện trợ, tăng cường cạnh tranh nhằm nâng cao vai trò, vị thế và lợi ích quốc gia của nhà tài trợ)... đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới, theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Giới chuyên gia kinh tế đồng tình cao với quan điểm trên của ông Huệ.
“Viện trợ không hoàn lại và những hình thức ưu đãi nhất của các nhà tài trợ sẽ trở nên ngày càng khan hiếm hơn trong bối cảnh Việt Nam là nước thu nhập trung bình. Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình “tốt nghiệp”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn (Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận định.
TS. Võ Đại Lược cũng nói, “Đà Nẵng đã đi đầu trong việc dám từ chối dự án ODA. Đã đến lúc không chỉ Đà Nẵng, mà Việt Nam phải “tốt nghiệp” tài trợ ODA, nghĩa là phải từ chối những ODA kém hiệu quả, chỉ lựa chọn và chấp nhận những ODA có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế - xã hội cụ thể”.
Chi phí đắt đỏ ngoài tầm kiểm soát
Ông Sơn cũng nhận xét, việc thu hút và sử dụng vốn ODA hiện nay chưa thực sự gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch phát triển của các địa phương và vùng lãnh thổ, do vậy hiệu quả sử dụng vốn ODA chưa cao.
Trong khi đó, chi phí vốn vay thực tế không hoàn toàn rẻ. Các khoản vay ODA ưu đãi thường kèm theo những điều kiện như chỉ định thầu, ưu tiên nhà thầu nước ngoài, yêu cầu mua máy móc, thiết bị, vật liệu từ quốc gia tài trợ vốn ODA. Phần lợi ích dành cho các nhà thầu phụ Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ.
Ví dụ, dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo hình thức vốn vay đặc biệt (STEP) và một phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo quy định của điều kiện vay vốn, nhà thầu xây chính trong gói thầu xây lắp phải là nhà thầu Nhật Bản.
Hầu hết các dự án khác cũng có tình trạng tương tự, như dự án đường vành đai 3 (Hà Nội) do nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) thực hiện. Dự án thành phố ven sông có nhà thầu chính là Posco - Hàn Quốc. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải mua tàu và chọn nhà thầu chính Trung Quốc.
Mặt khác, do các dự án thiếu tính cạnh tranh, nên chi phí đầu tư thực tế thường tăng hơn rất nhiều so với dự toán ban đầu.
Ví dụ dự án “xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm tại Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội” có dự toán là 783 triệu Euro, trong đó, vốn ODA là 653 triệu Euro và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 130 triệu Euro.
Song đến tháng 7/2014, dự án đã phải bổ sung 393 triệu Euro, trong đó, vay thêm 304,99 triệu Euro vốn ODA. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng nguồn vốn ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Sau 5 năm thi công thì tổng mức đầu tư được điều chỉnh tăng từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.
“Rất khó để đánh giá chính xác những chi phí gia tăng này có thực sự cần thiết hay không nhưng trong nhiều trường hợp, có thể nói rằng, việc phụ thuộc vào điều khoản ODA khiến cho chi phí gia tăng khó bị kiểm soát và cuối cùng chi phí xây dựng công trình trở nên đắt đỏ hơn so với các công trình tương tự sử dụng vốn vay phi ODA”, ông Sơn nói.
Mãi vương vấn ODA thời bao cấp
Hiện, nhiều chuyên gia có chung đánh giá rằng, mặc dù việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam trong 20 năm qua đã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, nhưng trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA, cũng đã bộc lộ vô số bất cập, từ cách nghĩ đến cách làm trong tiếp nhận nguồn vốn này.
Trong quan niệm của một số cơ quan thụ hưởng ODA cả ở Trung ương lẫn địa phương vẫn còn mãi vương vấn “ODA thời bao cấp”, coi “ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, ODA vốn vay là Chính phủ trả nợ”.
Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA, mà không tính toán hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng trả nợ.
Cơ chế chính sách quản lý nhà nước về ODA chưa đồng bộ với nhau, thủ tục phê duyệt dự án còn rườm rà, bộ máy cồng kềnh, trách nhiệm của cấp thực hiện dự án không rõ ràng, gây lãng phí, ách tắc, giảm tính linh hoạt trong quá trình triển khai, đồng thời, không phân định được trách nhiệm của các đơn vị thực hiện trong trường hợp dự án không có hiệu quả.
Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển vừa qua, một số bộ, ngành và địa phương chậm tiến độ thực hiện các chương trình và dự án, nhiều trường hợp phải xin gia hạn. Chậm tiến độ thực hiện dẫn đến việc một số dự án cắt giảm, hủy một số hạng mục và hoạt động, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án.
Hậu quả là giải ngân vốn ODA của cả nước đạt thấp so với vốn ODA đã ký kết, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Riêng thời kỳ 2006-2010 khoảng 7 tỷ USD vốn ODA đã ký kết nhưng chưa giải ngân, trong đó, nhiều chương trình, dự án được hưởng các điều kiện tài chính ưu đãi cao nhưng phải chuyển tiếp sang thời kỳ 2011-2015.
Số vốn tồn đọng này cùng với các khoản vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2011-2015 sẽ tạo áp lực lớn đối với nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn này trong 5 năm 2011-2015.
TS. Trịnh Ngọc Tuấn, Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội dẫn ra kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, nếu chậm tiến độ thi công thường dẫn đến phụ trội chi phí khoảng 14%.
Ví dụ, như dự án thủy lợi Phước Hòa, chi phí tăng 101%, dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai tăng 15% và dự án mạng giao thông miền Trung tăng 51%.
Ông Tuấn cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn ODA còn mang tính nguyên tắc, chưa được cụ thể hóa. Cùng với đó là hoạt động giám sát, nhất là đối với các cơ quan của Quốc hội chưa được chú trọng đúng mức.