Việt Nam nên ứng xử thế nào với chính sách tiền tệ Trung Quốc?
Nhân dân tệ giảm giá sâu, hàng Trung Quốc đã rẻ sẽ càng rẻ hơn và sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam
Ba ngày liên tiếp từ 11-13/8/2015, Trung Quốc đã hạ tỷ giá đồng Nhân dân tệ lần lượt 1,9%, 1,6% và 1,1%. Ngay lập tức điều này gây ra không ít căng thẳng và lo lắng trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như chính sách tỷ giá của Việt Nam nên ứng phó thế nào?
TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó viện trưởng Học viện Ngân hàng và TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã nêu quan điểm với VnEconomy.
“Biến hàng xóm thành ăn mày”
Theo TS. Phạm Thị Hoàng Anh, trước tiên cần hiểu bản chất của chính sách tiền tệ Trung Quốc.
Bà nêu một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2012, với kết luận rằng việc Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ không phải để nhằm vào Mỹ, mà chính là để cạnh tranh với các quốc gia láng giềng cùng xuất khẩu mặt hàng như Trung Quốc.
Chính sách này được ví như “biến hàng xóm thành ăn mày” (beggar-thy-neighbor), và Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đã liên tục tăng mạnh từ mức 35,718 tỷ USD trong năm 2011, lên đến 41 tỷ USD năm 2012 và 50 tỷ USD vào năm 2013. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, Việt Nam thường rơi vào vị thế nhập siêu, và mức nhập siêu ngày càng có xu hướng tăng mạnh.
Cụ thể, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc năm 2001 là 221,9 triệu USD, thì đến năm 2011 đã tăng hơn 60 lần, lên mức 13,469 tỷ USD, và thậm chí lên tới 29 tỷ USD trong năm 2014.
Và chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã chạm mức 19,5 tỷ USD.
TS. Hoàng Anh nhìn nhận, với xu thế như trên, thì quyết định hạ giá đồng Nhân dân tệ mới đây của Trung Quốc sẽ khiến mức nhập siêu trên ngày càng tồi tệ hơn. Danh mục hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị, các hàng hóa thiết yếu để đáp ứng cho thị trường tiêu dùng.
Nhân dân tệ giảm giá sâu, hàng Trung Quốc đã rẻ sẽ càng rẻ hơn và sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam. Ngược lại, hàng Việt Nam trở nên đắt hơn khi đồng Việt Nam ở mức cao, và sẽ khó thâm nhập thị trường Trung Quốc hơn.
Công ty xuất nhập khẩu nên làm gì?
Về hướng ứng phó khi đồng Nhân dân tệ bị hạ giá mạnh, trước tiên cần nói đến định hướng dành cho các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Theo TS. Hoàng Anh, việc kém ưu thế trong cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam so với Trung Quốc đã xảy ra từ rất lâu, và không thể thay đổi trong một sớm một chiều, khi tư duy sản xuất và làm ăn chưa thay đổi. Tỷ giá chỉ là một nguyên nhân thứ yếu.
Nhưng nay, khi Nhân dân tệ giảm giá, hàng Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn trên thị trường Trung Quốc, vì thế các nhà xuất khẩu sẽ có thêm động lực đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra khi xuất khẩu sang Trung Quốc, phía Việt Nam thường bị ép nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, doanh thu xuất khẩu quy đổi của Việt Nam sẽ bị giảm đi, lợi nhuận vì vậy đi xuống.
Doanh nghiệp xuất khẩu vì vậy cần cố gắng nắm thế chủ động trong đàm phán, yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ khác, ví dụ như USD (dù điều này rất khó) hoặc sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa biến động tỷ giá, khi buộc phải nhận đồng Nhân dân tệ.
Trong thời gian tới nếu Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành dệt may sẽ phải chịu quy định cả sợi vải và sản phẩm dệt may cuối cùng phải được nhập và sản xuất trong nước thuộc TPP.
Hiện nay, một nửa trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trị giá 4,7 tỷ USD đến từ Trung Quốc, nên việc Trung Quốc hạ giá đồng tiền mạnh như vừa qua sẽ khiến các công ty dệt may Việt Nam phải đẩy nhanh hơn nữa việc tìm kiếm nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Hướng nào điều hành tỷ giá?
TS. Phạm Thị Hoàng Anh và TS. Nguyễn Đức Thành đều chia sẻ quan điểm rằng khi Nhân dân tệ đã điều chỉnh giảm giá sâu, nếu tiền đồng Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định, thì Việt Nam sẽ gặp bất lợi về nhiều mặt, trước tiên là xuất nhập khẩu.
Đánh giá về động thái nâng biên độ tỷ giá từ ngày 12/8/2015 từ +-1% lên +-2% của Ngân hàng Nhà nước, cả hai vị chuyên gia đều cho rằng đó là một quyết định đúng, cho thấy sự chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh tỷ giá.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, khi Trung Quốc đã chủ động giảm giá đồng Nhân dân tệ liên tục thì Việt Nam cần có quyết định tương tự, và lấy nên mức hạ giá đồng tiền của Trung Quốc làm mức tham chiếu thấp nhất, tức là mức hạ giá đồng tiền của Việt Nam nên cao hơn mức hạ giá đồng tiền của Trung Quốc.
Ông cũng cảnh báo về khả năng tình trạng đô la hóa nền kinh tế trong dân và doanh nghiệp sẽ sớm trở lại, nếu Việt Nam không sớm điều chỉnh tỷ giá.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như chính sách tỷ giá của Việt Nam nên ứng phó thế nào?
TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó viện trưởng Học viện Ngân hàng và TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã nêu quan điểm với VnEconomy.
“Biến hàng xóm thành ăn mày”
Theo TS. Phạm Thị Hoàng Anh, trước tiên cần hiểu bản chất của chính sách tiền tệ Trung Quốc.
Bà nêu một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2012, với kết luận rằng việc Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ không phải để nhằm vào Mỹ, mà chính là để cạnh tranh với các quốc gia láng giềng cùng xuất khẩu mặt hàng như Trung Quốc.
Chính sách này được ví như “biến hàng xóm thành ăn mày” (beggar-thy-neighbor), và Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đã liên tục tăng mạnh từ mức 35,718 tỷ USD trong năm 2011, lên đến 41 tỷ USD năm 2012 và 50 tỷ USD vào năm 2013. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, Việt Nam thường rơi vào vị thế nhập siêu, và mức nhập siêu ngày càng có xu hướng tăng mạnh.
Cụ thể, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc năm 2001 là 221,9 triệu USD, thì đến năm 2011 đã tăng hơn 60 lần, lên mức 13,469 tỷ USD, và thậm chí lên tới 29 tỷ USD trong năm 2014.
Và chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã chạm mức 19,5 tỷ USD.
TS. Hoàng Anh nhìn nhận, với xu thế như trên, thì quyết định hạ giá đồng Nhân dân tệ mới đây của Trung Quốc sẽ khiến mức nhập siêu trên ngày càng tồi tệ hơn. Danh mục hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị, các hàng hóa thiết yếu để đáp ứng cho thị trường tiêu dùng.
Nhân dân tệ giảm giá sâu, hàng Trung Quốc đã rẻ sẽ càng rẻ hơn và sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam. Ngược lại, hàng Việt Nam trở nên đắt hơn khi đồng Việt Nam ở mức cao, và sẽ khó thâm nhập thị trường Trung Quốc hơn.
Công ty xuất nhập khẩu nên làm gì?
Về hướng ứng phó khi đồng Nhân dân tệ bị hạ giá mạnh, trước tiên cần nói đến định hướng dành cho các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Theo TS. Hoàng Anh, việc kém ưu thế trong cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam so với Trung Quốc đã xảy ra từ rất lâu, và không thể thay đổi trong một sớm một chiều, khi tư duy sản xuất và làm ăn chưa thay đổi. Tỷ giá chỉ là một nguyên nhân thứ yếu.
Nhưng nay, khi Nhân dân tệ giảm giá, hàng Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn trên thị trường Trung Quốc, vì thế các nhà xuất khẩu sẽ có thêm động lực đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra khi xuất khẩu sang Trung Quốc, phía Việt Nam thường bị ép nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, doanh thu xuất khẩu quy đổi của Việt Nam sẽ bị giảm đi, lợi nhuận vì vậy đi xuống.
Doanh nghiệp xuất khẩu vì vậy cần cố gắng nắm thế chủ động trong đàm phán, yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ khác, ví dụ như USD (dù điều này rất khó) hoặc sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa biến động tỷ giá, khi buộc phải nhận đồng Nhân dân tệ.
Trong thời gian tới nếu Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành dệt may sẽ phải chịu quy định cả sợi vải và sản phẩm dệt may cuối cùng phải được nhập và sản xuất trong nước thuộc TPP.
Hiện nay, một nửa trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trị giá 4,7 tỷ USD đến từ Trung Quốc, nên việc Trung Quốc hạ giá đồng tiền mạnh như vừa qua sẽ khiến các công ty dệt may Việt Nam phải đẩy nhanh hơn nữa việc tìm kiếm nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Hướng nào điều hành tỷ giá?
TS. Phạm Thị Hoàng Anh và TS. Nguyễn Đức Thành đều chia sẻ quan điểm rằng khi Nhân dân tệ đã điều chỉnh giảm giá sâu, nếu tiền đồng Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định, thì Việt Nam sẽ gặp bất lợi về nhiều mặt, trước tiên là xuất nhập khẩu.
Đánh giá về động thái nâng biên độ tỷ giá từ ngày 12/8/2015 từ +-1% lên +-2% của Ngân hàng Nhà nước, cả hai vị chuyên gia đều cho rằng đó là một quyết định đúng, cho thấy sự chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh tỷ giá.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, khi Trung Quốc đã chủ động giảm giá đồng Nhân dân tệ liên tục thì Việt Nam cần có quyết định tương tự, và lấy nên mức hạ giá đồng tiền của Trung Quốc làm mức tham chiếu thấp nhất, tức là mức hạ giá đồng tiền của Việt Nam nên cao hơn mức hạ giá đồng tiền của Trung Quốc.
Ông cũng cảnh báo về khả năng tình trạng đô la hóa nền kinh tế trong dân và doanh nghiệp sẽ sớm trở lại, nếu Việt Nam không sớm điều chỉnh tỷ giá.