Việt Nam sắp đón làn sóng đầu tư mới vào hạ tầng giao thông
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến các hạ tầng giao thông Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đã xác định nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 952,7 nghìn tỷ. Tuy nhiên, theo thông báo dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải mới được bố trí được 209,1 nghìn tỷ đồng.
Cấp bách xây dựng hàng loạt dự án giao thông
Chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam xác định, từ nay đến năm 2020, cả nước có trên 2.000 km đường cao tốc.
Theo đó, ngành giao thông vận tải sẽ tập trung hoàn thành các tuyến cao tốc đang thi công trên trục Bắc - Nam (Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, La Sơn - Túy Loan); khởi công mới các đoạn Nghi Sơn - Vũng Áng, Hà Tĩnh - Quảng Bình, Quảng Ngãi - Quy Nhơn, Nha Trang - Phan Thiết, Dầu Giây - Phan Thiết, Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ và tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với các cảng biển, cửa khẩu.
Đối với đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung nâng cấp đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên tuyến Bắc - Nam để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90 km/h đối với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng và các tuyến Yên Viên - Lào Cai, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn.
Nghiên cứu phương án xây dựng mới đường sắt đôi tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, giai đoạn đầu khai thác với tốc độ 160 - 200 km/h. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, như đoạn Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Trong lĩnh vực hàng không, ngành giao thông vận tải tập trung hiện đại, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế, trong đó phân bổ nguồn lực đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đầu tư xây dựng đường sắt đô thị cũng đang rất cấp thiết khi mà ùn tắc giao thông đã trở thành vấn nạn nhiều năm nay tại Hà Nội và Tp.HCM.
Cụ thể, tại Hà Nội, theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 417,8 km. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,056 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn đầu tư riêng giai đoạn từ 2017 - 2020 là 7,55 tỷ USD.
Còn tại Tp.HCM, theo kế hoạch của UBND Thành phố, từ nay đến năm 2020, Thành phố cần khoảng hơn 52.600 tỷ đồng làm nhiều dự án cấp thiết như: giải quyết ùn tắc ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cải tạo đường Cộng Hòa, cải tạo mở rộng đường Hoàng Minh Giám, Hoàng Hoa Thám; xây dựng thay thế các cầu yếu như: Nam Lý, Rạch Chiếc trên đường Vành đai Đông, cầu Thăng Long...
Cơ hội đón làn sóng đầu tư mới
Sau hai làn sóng đầu tư trước đó gồm trước năm 2012 và từ năm 2013 đến năm 2015, đến nay, các nhà đầu tư tư nhân cũng như các tổ chức tín dụng trong nước đều đã tới giới hạn năng lực đầu tư, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho các hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020 là rất lớn.
Bộ Giao thông Vận tải đã xác định nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 952,7 nghìn tỷ. Tuy nhiên, theo số thông báo dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải mới được bố trí 209,1 nghìn tỷ đồng.
Vì thế, ưu tiên và xây dựng cơ chế kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là điều cần thiết và cấp bách để phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam theo hình thức PPP hoặc nhận thầu thi công công trình”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nói.
Mới đây, Công ty Hữu hạn Cổ phần Tập đoàn Cát Châu Bá, Trung Quốc (CGGC) đã bày tỏ mong muốn được hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải. CGGC mong muốn được tham gia đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Việt Nam.
Thứ trưởng Đông đề nghị CGGC làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông Vận tải để được cung cấp thông tin về các dự án, trên cơ sở đó nghiên cứu, lựa chọn đề xuất các dự án mong muốn tham gia. Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét và trao đổi cụ thể.
Riêng tại Hà Nội, trong 7 nhà đầu tư hiện đang muốn xây dựng các đường sắt đô thị thì có đến 2 nhà đầu tư nước ngoài là Mosmetrotroy (Nga) và liên danh Licogi - MIK, Lotte (Hàn Quốc); các nhà đầu tư trong nước gồm Vingroup, Xuân Thành, Tân Hoàng Minh…
Trong buổi hội đàm song phương diễn ra đầu tuần này giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Trương Quang Nghĩa và Bộ trưởng Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản (MLIT) Keiichi Ishii, Bộ trưởng Nghĩa mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm, đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam.
Đồng thời đề nghị phía Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hai tuyến Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang thuộc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tiếp tục nối lại hỗ trợ và thúc đẩy dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi), tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), đường sắt đô thị số 1 Tp.HCM (tuyến Bến Thành - Suối Tiên)…
Lãnh đạo Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng Nhật Bản cho hay, sẽ thông tin tới các doanh nghiệp Nhật Bản về chủ trương đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức PPP của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo vị này, để thu hút các nhà đầu tư tư nhân theo hình thức này cần có các điều kiện, xây dựng được cơ chế, trong đó có điều kiện Nhà nước bảo lãnh đối với các rủi ro của doanh nghiệp.
Cấp bách xây dựng hàng loạt dự án giao thông
Chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam xác định, từ nay đến năm 2020, cả nước có trên 2.000 km đường cao tốc.
Theo đó, ngành giao thông vận tải sẽ tập trung hoàn thành các tuyến cao tốc đang thi công trên trục Bắc - Nam (Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, La Sơn - Túy Loan); khởi công mới các đoạn Nghi Sơn - Vũng Áng, Hà Tĩnh - Quảng Bình, Quảng Ngãi - Quy Nhơn, Nha Trang - Phan Thiết, Dầu Giây - Phan Thiết, Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ và tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với các cảng biển, cửa khẩu.
Đối với đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung nâng cấp đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên tuyến Bắc - Nam để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90 km/h đối với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng và các tuyến Yên Viên - Lào Cai, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn.
Nghiên cứu phương án xây dựng mới đường sắt đôi tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, giai đoạn đầu khai thác với tốc độ 160 - 200 km/h. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, như đoạn Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Trong lĩnh vực hàng không, ngành giao thông vận tải tập trung hiện đại, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế, trong đó phân bổ nguồn lực đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đầu tư xây dựng đường sắt đô thị cũng đang rất cấp thiết khi mà ùn tắc giao thông đã trở thành vấn nạn nhiều năm nay tại Hà Nội và Tp.HCM.
Cụ thể, tại Hà Nội, theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 417,8 km. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,056 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn đầu tư riêng giai đoạn từ 2017 - 2020 là 7,55 tỷ USD.
Còn tại Tp.HCM, theo kế hoạch của UBND Thành phố, từ nay đến năm 2020, Thành phố cần khoảng hơn 52.600 tỷ đồng làm nhiều dự án cấp thiết như: giải quyết ùn tắc ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cải tạo đường Cộng Hòa, cải tạo mở rộng đường Hoàng Minh Giám, Hoàng Hoa Thám; xây dựng thay thế các cầu yếu như: Nam Lý, Rạch Chiếc trên đường Vành đai Đông, cầu Thăng Long...
Cơ hội đón làn sóng đầu tư mới
Sau hai làn sóng đầu tư trước đó gồm trước năm 2012 và từ năm 2013 đến năm 2015, đến nay, các nhà đầu tư tư nhân cũng như các tổ chức tín dụng trong nước đều đã tới giới hạn năng lực đầu tư, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho các hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020 là rất lớn.
Bộ Giao thông Vận tải đã xác định nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 952,7 nghìn tỷ. Tuy nhiên, theo số thông báo dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải mới được bố trí 209,1 nghìn tỷ đồng.
Vì thế, ưu tiên và xây dựng cơ chế kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là điều cần thiết và cấp bách để phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam theo hình thức PPP hoặc nhận thầu thi công công trình”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nói.
Mới đây, Công ty Hữu hạn Cổ phần Tập đoàn Cát Châu Bá, Trung Quốc (CGGC) đã bày tỏ mong muốn được hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải. CGGC mong muốn được tham gia đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Việt Nam.
Thứ trưởng Đông đề nghị CGGC làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông Vận tải để được cung cấp thông tin về các dự án, trên cơ sở đó nghiên cứu, lựa chọn đề xuất các dự án mong muốn tham gia. Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét và trao đổi cụ thể.
Riêng tại Hà Nội, trong 7 nhà đầu tư hiện đang muốn xây dựng các đường sắt đô thị thì có đến 2 nhà đầu tư nước ngoài là Mosmetrotroy (Nga) và liên danh Licogi - MIK, Lotte (Hàn Quốc); các nhà đầu tư trong nước gồm Vingroup, Xuân Thành, Tân Hoàng Minh…
Trong buổi hội đàm song phương diễn ra đầu tuần này giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Trương Quang Nghĩa và Bộ trưởng Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản (MLIT) Keiichi Ishii, Bộ trưởng Nghĩa mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm, đầu tư vào các dự án giao thông của Việt Nam.
Đồng thời đề nghị phía Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hai tuyến Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang thuộc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tiếp tục nối lại hỗ trợ và thúc đẩy dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi), tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), đường sắt đô thị số 1 Tp.HCM (tuyến Bến Thành - Suối Tiên)…
Lãnh đạo Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng Nhật Bản cho hay, sẽ thông tin tới các doanh nghiệp Nhật Bản về chủ trương đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức PPP của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo vị này, để thu hút các nhà đầu tư tư nhân theo hình thức này cần có các điều kiện, xây dựng được cơ chế, trong đó có điều kiện Nhà nước bảo lãnh đối với các rủi ro của doanh nghiệp.