Xuất nhập khẩu 7 tháng và bóng dáng Samsung
Chiếc điện thoại Samsung tiếp tục ghi dấu ấn rõ nét trong bức tranh xuất nhập khẩu 7 tháng của Việt Nam
Chiếc điện thoại Samsung tiếp tục ghi dấu ấn rõ nét trong bức tranh xuất nhập khẩu 7 tháng của Việt Nam.
Báo cáo thống kê hoạt động xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm vừa được Bộ Công Thương hoàn tất cho hay tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 83,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với tăng 10,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 55,84 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15%.
Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 51,22 tỷ USD tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 82,25 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Vẫn theo báo cáo của Bộ Công Thương, nhập khẩu của cả nước tăng 8,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu của khu vực FDI tăng 4,3 tỷ USD, trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của khối doanh nghiệp FDI là điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 85% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Trong số này, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 46,05 tỷ USD, tăng 10,3%, chiếm tỷ trọng 56,0% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Xét về cán cân thương mại, tính chung 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất siêu khoảng 1,26 tỷ USD, bằng 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 8,5 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 9,8 tỷ USD.
Bộ Công Thương nhận định rằng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 15,2% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng có kim ngạch lớn và có tốc độ tăng trưởng cao đều do sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp FDI gồm điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 99,5% tổng kim ngạch mặt hàng này của cả nước.
Không đề cập chi tiết, tuy nhiên theo những người trong cuộc thì các số liệu trên cho thấy cả trên phương diện kim ngạch xuất khẩu lẫn xuất siêu, đều có bóng dáng đậm nét của Samsung, tập đoàn Hàn Quốc với nhà máy lớn đặt tại Bắc Ninh, chuyên sản xuất điện thoại di động.
Nhiều sản phẩm điện thoại nổi tiếng của Sammsung thời gian gần đây đều đã được sản xuất tại nhà máy Samsung Bắc Ninh. Cuối tháng 3/2014, một nhà máy thứ hai của Samsung - chuyên sản xuất máy ảnh, điện thoại di động và máy tính xách tay - đã được khởi công xây dựng tại Thái Nguyên.
Năm 2013, Samsung đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hơn 20 tỷ USD, và năm 2014, nhà đầu tư này dự kiến có thể đạt doanh thu xuất khẩu trên 30 tỷ USD. Cho dù, để tạo ra kim ngạch xuất khẩu “khủng”, Samsung cũng nhập khẩu rất lớn linh kiện điện thoại từ nước ngoài.
Báo cáo thống kê hoạt động xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm vừa được Bộ Công Thương hoàn tất cho hay tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 83,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với tăng 10,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 55,84 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15%.
Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 51,22 tỷ USD tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 82,25 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Vẫn theo báo cáo của Bộ Công Thương, nhập khẩu của cả nước tăng 8,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu của khu vực FDI tăng 4,3 tỷ USD, trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của khối doanh nghiệp FDI là điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 85% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Trong số này, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 46,05 tỷ USD, tăng 10,3%, chiếm tỷ trọng 56,0% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Xét về cán cân thương mại, tính chung 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất siêu khoảng 1,26 tỷ USD, bằng 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 8,5 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 9,8 tỷ USD.
Bộ Công Thương nhận định rằng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 15,2% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng có kim ngạch lớn và có tốc độ tăng trưởng cao đều do sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp FDI gồm điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 99,5% tổng kim ngạch mặt hàng này của cả nước.
Không đề cập chi tiết, tuy nhiên theo những người trong cuộc thì các số liệu trên cho thấy cả trên phương diện kim ngạch xuất khẩu lẫn xuất siêu, đều có bóng dáng đậm nét của Samsung, tập đoàn Hàn Quốc với nhà máy lớn đặt tại Bắc Ninh, chuyên sản xuất điện thoại di động.
Nhiều sản phẩm điện thoại nổi tiếng của Sammsung thời gian gần đây đều đã được sản xuất tại nhà máy Samsung Bắc Ninh. Cuối tháng 3/2014, một nhà máy thứ hai của Samsung - chuyên sản xuất máy ảnh, điện thoại di động và máy tính xách tay - đã được khởi công xây dựng tại Thái Nguyên.
Năm 2013, Samsung đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hơn 20 tỷ USD, và năm 2014, nhà đầu tư này dự kiến có thể đạt doanh thu xuất khẩu trên 30 tỷ USD. Cho dù, để tạo ra kim ngạch xuất khẩu “khủng”, Samsung cũng nhập khẩu rất lớn linh kiện điện thoại từ nước ngoài.