23:45 09/01/2019

Cẩn trọng bệnh nấm đường tiêu hóa

Diệu Hương

Nấm đường tiêu hóa ( hay còn gọi là nấm đường ruột), gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, có thể nguy đến tính mạng người bệnh. Nấm này sẽ phát triển khi chúng được sống trong môi trường thuận lợi như ở hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu…

Cẩn trọng bệnh nấm đường tiêu hóa - Ảnh 1.
Biểu hiện bệnh nấm đường tiêu hóa Trong hệ tiêu hóa có một hệ vi sinh cực kỳ phong phú, bao gồm vi khuẩn, vi sinh vật và các vi nấm. Chúng sống bình thường như vậy nhưng nấm candida có một đặc điểm rất quan trọng khi mà cơ thể với hệ thống miễn dịch yếu thì sẽ trở thành những nhân tố gây bệnh, gây nên các tốn thương của đường tiêu hóa và gây nên những triệu trứng ảnh hưởng đến sức khỏe thì gọi là bệnh nấm đường tiêu hóa. Có một số điều kiện làm cho nấm phát triển nhanh, ở trong cơ thể của mỗi người có những vùng ẩm, kín thì hay có những nấm này trú ngụ như ở: Bộ phận sinh dục của nữ, đường tiêu hóa, họng, miệng. Ở những người bị bệnh, virus, hoặc HIV/AIDS thì nấm sẽ phát triển trở thành các nhân tố gây bệnh. Nấm đường tiêu hóa có 2 trạng thái: Cư trú ở những bộ phận khác nhau: Miệng, lưỡi, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng, xung quanh hậu môn được gọi là nấm cục bộ (nằm trong một bộ phận); Và nấm toàn bộ đường tiêu hóa (không thường gặp) nằm ở tất cả các bộ phận trong cơ thể. Một số trẻ nhỏ có biểu hiện ở miệng, lưỡi mà cha mẹ vẫn thường tưa lưỡi cho trẻ, hoặc có những vết loét nông gây ra đau rát trong khoang miệng gọi là loét after nguyên nhân do nấm. Nếu nấm ở thực quản, biểu hiện sẽ là những đốm trắng xuất hiện ở trên thực quản, đấy là trường hợp nhẹ, với thể nặng thì sẽ thành từng mảng rất lớn, có màu trắng ngà, dịch mật trào lên. Trong những trường hợp nặng như vậy người bệnh sẽ cảm thấy đau, nuốt khó, nghẹn, đau dạ dày, buồn nôn, sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Để phân biệt bệnh nấm đường tiêu hóa và các bệnh khác là các triệu chứng đặc trưng: Sụt cân, ngứa ở hậu môn, miệng. Với các biện pháp nội soi đường tiêu hóa, xét nghiệm phân, xét nghiệm dịch những bệnh phẩm lấy được trong quá trình nội soi để chẩn đoán bệnh. Nguyên nhân cách điều trị bệnh
Cẩn trọng bệnh nấm đường tiêu hóa - Ảnh 2.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, loại nấm gây bệnh trong đường tiêu hóa thường gặp hiện nay là nấm Candida. Candida có khoảng 300 loài và loài gây bệnh phổ biến là nấm Candida tropicalis, Candida parasilosis, Candida guilliermondii, Candida glabrata... Khí hậu nước ta nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn nấm phát triển. Khi để thức ăn ra môi trường bình thường sau vài giờ đồng hồ thì nấm candida đã sinh sôi. Với các loại hoa quả, thức ăn không đảm bảo chất lượng do được bảo quản lâu, khi ăn phải chúng thì mật độ nấm gia tăng rất nhiều. Những người đang trong tình trạng như bị ốm, nhiễm virus, trẻ nhỏ còi xương, suy dinh dưỡng, dùng kháng sinh nhiều, vừa phẫu thuật, hệ miễn dịch yếu sẽ rất dễ bị nhiễm nấm nếu ăn như vậy. Ngoài ra, người tiêu dùng cần vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt vận động để cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc phải các bệnh mạn tính, dễ tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển.
Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, nhiều đường cũng góp phần tăng nguy cơ nhiễm nấm. Do đó, người dân nên hạn chế ăn, uống những thực phẩm có nhiều đường. Người bệnh nên ăn những thực phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển nấm như dầu dừa, tỏi, quả hạnh nhân, đặc biệt là loại sữa chua chứa men vi sinh sống Probiotics để bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa. Theo GS.TS.BS Đào Văn Long – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) có thể điều trị dứt điểm được bệnh này. Với một số trường hợp nấm bị kháng thì điều trị sẽ phức tạp hơn và kết quả có thể đạt kết quả trên 90% hết nấm. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp điều trị hết rồi nhưng vẫn có thể bị nhiễm lại, nguyên do hệ thống miễn dịch không được cải thiện. Để hạn chế việc mắc bệnh trở lại cần thực hiện chế độ ăn uống sạch, tăng sức đề kháng, điều chỉnh hệ miễn dịch tốt hơn. Biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị triệt để thì nấm sẽ mọc trở lại trong thời gian ngắn, các sợi nấm sẽ chọc vào bên trong cơ thể, các tế bào và khuếch tán đi nơi khác. Nếu bị nấm toàn thân thì tỉ lệ tử vong rất cao. Việc điều trị bằng thuốc cho căn bệnh này cần theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng các loại thuốc tùy tiện sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.