12:17 21/09/2018

Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt ở trẻ

Diệu Hương

Sốt ở trẻ luôn là mối lo lắng thường xuyên của các bậc phụ huynh. Khi trẻ bị sốt, cha mẹ thường cho trẻ dùng thuốc paparacetamol để hạ sốt. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt và cần phải lưu ý những gì?


Sốt là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến; lúc này nhiệt độ cơ thể lên trên 38 độ C, là một đáp ứng sinh lý bình thường với bệnh nhằm hỗ trợ chống lại bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Đa số sốt thường xảy ra trong một thời gian ngắn, khoảng vài ngày và bảo vệ trẻ bằng cách thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch chống lại bệnh.
Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt ở trẻ - Ảnh 1.

Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho trẻ dùng paparacetamol

Các bác sĩ khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ trên 38,5 độ C. Trẻ có những triệu chứng đau, quấy, mệt mỏi. Sử dụng thuốc paparacetamol khi trẻ sốt cao là biện pháp nhanh và hiệu quả nhất, tuy nhiên có những lưu ý khi sử dụng paparacetamol mà không phải mẹ nào cũng biết. Lưu ý khi dùng paparacetamol hạ sốt cho trẻ: TS.BS Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ: thuốc hạ sốt paracetamol là loại thuốc không cần kê đơn. Hiện nay paparacetamol là thuốc hạ sốt thông dụng nhất được sử dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tính liều dùng để hạ sốt căn cứ vào cân nặng của trẻ. Liều khuyến cáo là từ 10 - 15mg/1 kg cần nặng. Có nghĩa là nếu bé nặng khoảng 10 kg thì sử dụng 100 – 150mg paparacetamol cho mỗi lần. 1 ngày không cho bé dùng quá 6 lần. Nhiều trẻ khi sốt thường kèm với nôn mửa không dùng được đường uống thì nên dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ.   Một số cha mẹ dùng thuốc paparacetamol của người lớn cho con bằng cách chia nhỏ viên thuốc. Điều này là rất sai lầm. Vì paparacetamol của người lớn thường ở dạng viên nén 500mg hoạt chất paparacetamol. Khi bẻ thuốc cho trẻ uống sẽ không đảm bảo chính xác được liều lượng. Nhất là khi viên uống có những thay đổi hàm lượng nên rất khó xác định.
Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt ở trẻ - Ảnh 2.
Ngoài ra, tùy từng loại sốt khác nhau, nếu là sốt virus thường kéo dài, trong khi paparacetamol chỉ có thể hạ sốt trong vòng 2- 3 tiếng, kéo dài đến 4 tiếng. Khi cơn sốt của trẻ quay lại, phụ huynh không nên hốt hoảng, cho uống thêm liều mới hay tăng liều vì điều này rất nguy hiểm có thể gây hạ thân nhiệt cho trẻ. Những bé dưới 3 tháng tuổi, phụ huynh không nên vỗi vã cho trẻ uống paparacetamol để hạ sốt mà nên hỏi ý kiến bác sĩ. Trước khi uống bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào, trong đó có paparacetamol thì cha mẹ phải kiểm tra nhiệt độ cho bé. Song song với đó có thể kết hợp chườm ấm, nới bớt quần áo cho trẻ. Uống thêm dung dịch nước mát, nằm thoáng khí giúp hạ sốt nhanh hơn. Nếu trẻ sinh non hay bị bệnh cần đặc biệt cân nhắc khi sử dụng paparacetamol. Bé đang uống thuốc khác cần kiểm tra xem thuốc đó có thành phần paparacetamol không. Trẻ tiêm phòng bị sốt cũng không dùng paparacetamol vì sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng vacxin tiêm vào. Trường hợp, cha mẹ đã áp dụng các biện pháp trên, dùng thuốc đùng liều mà trẻ vẫn sốt kéo dài liên tục sau 3 ngày thì cần nhanh chóng cho trẻ đến khám bác sĩ.