09:41 01/02/2019

Sốt virus ở trẻ: Cách chăm sóc để nhanh phục hồi?

An Nhiên

Hầu hết trẻ bị sốt virus có thể khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sốt virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì không nên dùng kháng sinh.
Sốt virus ở trẻ: Cách chăm sóc để nhanh phục hồi? - Ảnh 1.
Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cao - trên 370C khi cặp nhiệt độ tại nách, khi cặp nhiệt độ ở hậu môn hoặc miệng thì có thể tăng thêm 0,5-10C. Tình trạng sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: do bệnh nhiễm khuẩn, do hệ thống miễn dịch, một số khối u, do trung tâm điều nhiệt bị rối loạn... Một trong số các nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ nhỏ là sốt do virus. Khi cơ thể bị nhiễm virus, lập tức hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động nhằm chống lại virus, quá trình này gây ra các phản ứng viêm và tạo ra một số chất trung gian kích thích..., chính phản ứng viêm và các chất trung gian này gây tình trạng sốt. Trong điều kiện bình thường, cơ thể cũng mang một số loại virus ở một số cơ quan như mũi, họng, đường tiêu hóa... nhưng không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu môi trường thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Một số bệnh do virus thường gặp ở trẻ em là: viêm não, viêm màng não, viêm họng, viêm mũi, tiêu chảy cấp... và một số trường hợp chỉ gây sốt đơn thuần gọi là sốt virus. Triệu chứng của sốt virus - Sốt cao: Thân nhiệt nóng, sốt cao với cảm giác khi nóng, khi lạnh, sốt cùng hiện tượng co giật, nhiệt độ có thể cao trên 38,5 độ C hoặc cao hơn từ 40-41 độ C. - Đau đầu: Cảm giác mệt mỏi, thường có dấu hiệu đau đầu, nhức đầu dữ dội, các hiện tượng choáng váng đầu óc, ngoài ra còn kèm theo các cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề. - Các biểu hiện liên quan tới đường hô hấp: Viêm họng, họng đỏ, có thể sưng tấy, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. - Nôn: Có thể xảy ra sau những bữa ăn, ngoài ra còn có thể biểu hiện của nôn khan. - Khát nước: Cảm giác thèm nước dù uống nước liên tục, miệng đắng, kèm theo cảm giác chán ăn. - Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, có thể xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được. - Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti. - Rối loạn đường tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân lỏng, nhầy. Thông thường, trẻ bị sốt virus có thể khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng thường gặp, có thể bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm;Viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng có thể xảy ra với trẻ nhỏ; Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể khiến trẻ bị khó thở, thở rít;Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà trẻ vẫn mệt, lịm đi, không chơi nghịch, không ăn được thì bố mẹ cần cẩn thận. Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.
Sốt virus ở trẻ: Cách chăm sóc để nhanh phục hồi? - Ảnh 2.
Các bước chăm sóc trẻ bị sốt virus Trong nhiều trường hợp sốt virus, chăm sóc trẻ tại nhà là đủ nhưng các bà mẹ phải chú ý đảm bảo các bước sau: - Cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ thường xuyên của trẻ. - Hạ sốt: uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ, cởi bớt quần áo cho trẻ. Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
- Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể: Cho trẻ uống oresol, cháo muối nấu loãng để bù nước theo chỉ dẫn, cho trẻ uống từ từ để tránh nôn. - Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng đảm bảo: + Bù sữa cho trẻ nếu trẻ kém ăn bột hoặc cháo. + Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần. - Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. - Đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: - Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. - Trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện đau đầu và co giật tăng dần. - Buồn nôn, nôn khan nhiều lần. - Sốt kéo dài trên 5 ngày.