Điều gì làm nên nguy cơ đột quỵ ở người trẻ?
Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ, trong đó có khoảng 83.000 bệnh nhân dưới 45 tuổi, chiếm khoảng 41%. Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ ít ai ngờ tới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong và để lại các di chứng sau cơn đột quỵ nặng nề như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần... Thậm chí những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. (Theo thống kê từ Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7).Nghiên cứu của hội Tim mạch Mỹ cho thấy, nhóm người mất ngủ từ 18 - 34 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần so với người bình thường. Tạp chí Stroke của hội Tim mạch Mỹ gần đây cũng vừa đăng cảnh báo: nguy cơ đột quỵ do mất ngủ tăng cao lên đến 54%, đặc biệt ở những người trẻ tuổi.Theo PGS. TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, phần lớn mọi người thường bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh mất ngủ vì chưa biết đến những hậu quả nguy hiểm của tình trạng này, đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Ngoài ra, trong môi trường sống hiện đại, giới trẻ có xu hướng theo đuổi công việc cộng với những áp lực, căng thẳng khiến cho huyết áp tăng cao, cơ tim co bóp mạnh. Khi dòng máu chảy về não tăng đột ngột gây nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não.
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó; Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể (ví dụ không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc); Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường; Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột; Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ; Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn…Trong khi đó, việc dùng thuốc ngủ và thuốc an thần chỉ là biện pháp tạm thời, vì lạm dụng sẽ làm phá vỡ chu trình ngủ - thức tự nhiên khiến mất ngủ càng thêm trầm trọng, ngoài ra còn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm lên gan, thận... Vì thế, việc phòng tránh đột quỵ phần lớn dựa vào chế độ dinh dưỡng và lối sống của mỗi người.

5 thói quen phòng ngừa:Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Circulation cho biết có 5 thói quen lành mạnh giúp giảm 80% nguy cơ bị đột quỵ. Đó là:- Không hút thuốc lá.- Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tức có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25.- Tập thể dục trong 30 phút trở lên mỗi ngày.- Một chế độ ăn uống ít chất béo "xấu", ít thức ăn nhanh.- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Không nên thức khuya thường xuyên sau 11h đêm.