17:11 02/03/2017

Mẹ có biết những sự thật thú vị này khi mang thai?

PV

Mẹ có biết những sự thật thú vị này khi mang thai? - Ảnh 1

Chân mẹ to hơn Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có xu hướng tích nước trong cơ thể nhiều hơn người thường, đặc biệt là ở bàn chân. Vì vậy, bàn chân các chị em sẽ thường bị sưng, và size giầy cũng sẽ tăng lên ít nhất một cỡ. Kích thước tử cung tăng  Thông thường, tử cung của phụ nữ chỉ lớn bằng một quả đào trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng  nó sẽ tăng cả chục lần tầm bằng quả dưa hấu. Tử cung dãn nở to chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác có thể khiến cho các chị em rơi vào tình trạng đi tiểu lắt nhắt, ợ nóng, táo bón và thậm chí là khó thở. Em bé uống nước tiểu của chính mình Từ tháng thứ 4, em bé trong bụng mẹ sẽ thải ra ít nhất 1 lít nước mỗi ngày. Nước tiểu sẽ hòa lẫn vào nước ối của mẹ và bé cũng tự “uống” chính loại nước đó luôn. Bé khóc trong bụng mẹ Có một sự thật ít ai biết được đó là thai nhi đã biết khóc ngay từ tháng thứ 6, tuy nhiên không ai có thể nghe thấy được tiếng thút thít này. Đây là một minh chứng cho sự phát triển xúc cảm của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ. Bé cũng có cảm xúc khi được mẹ vuốt ve, trò chuyện hay cũng có lúc giận hờn, làm mặt xấu khi không vừa ý. Hình thành dấu vân tay sớm Nghiên cứu chỉ ra, thai nhi hình thành đầy đủ dấu vân tay rất sớm từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. Chân tay của bé cũng sẽ được định hình rõ ràng và có sự phát triển nhanh về kích thước. Lượng estrogen gia tăng đột biến Trong giai đoạn cuối thai kỳ, các nghiên cứu đã chỉ ra nhau thai sản xuất ra một lượng hooc-môn estrogen tương đương với người phụ nữ bình thường tạo ra trong 3 năm. Lượng hooc-môn này sẽ giúp tử cung các mẹ bầu giãn nở, thúc đẩy quá trình tạo sữa, tăng cường quá trình trao đổi chất giữa mẹ và dinh dưỡng của thai nhi.

Mẹ có biết những sự thật thú vị này khi mang thai? - Ảnh 2

Thai nhi có những hành động lạ Trong các nghiên cứu về quá trình mang thai, nhiều hình ảnh siêu âm đã cho thấy em bé có những hành động không ngờ tới như mút ngón tay cái, mỉm cười, lộn nhào, đảo mắt liên tục và thậm chí là…thủ dâm. Bé hấp thụ dinh dưỡng của mẹ Khi một phụ nữ mang thai tiêu thụ thức ăn, em bé sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết và điều này đôi khi có thể khiến người mẹ thiếu hụt các chất dinh dưỡng nhất định. Thiếu sắt trong thai kỳ là một ví dụ. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối  Từ năm 1936 các bác sĩ sản khoa đã bắt đầu áp dụng cách tính tuổi thai từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng chứ không phải là thời điểm thụ tinh. Có nghĩa là, việc có thai diễn ra vào 2 tuần tiếp theo của chu kỳ kinh cuối. Nếu dựa vào ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối để tính tuổi thai thì thai nhi được tám tháng tuổi thực chất mới được 7 tháng rưỡi. Cách tính tuổi thai này được áp dụng bởi phần đa chị em thường không nhớ được lần quan hệ cuối cùng nhưng có thể nhớ được chu kỳ kinh của mình.

Mẹ có biết những sự thật thú vị này khi mang thai? - Ảnh 3

Phụ nữ mang thai thường ốm nghén, sợ gặp người lạ Ốm nghén với những cơn buồn nôn, mắc ói giúp bảo vệ thai nhi nhưng khiến các bà bầu mệt mỏi. Đặc biệt,phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và sợ người lạ. Theo thống kê, đa phần chị em cảm thấy sợ và không thích gặp người lạ trong 13 tuần đầu khi mang thai. Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé Theo nghiên cứu, sở thích ăn uống của trẻ sẽ được hình thành từ trong bụng mẹ. Các bà mẹ ăn nhiều một món trong quá trình mang thai sau này trẻ sinh ra cũng có xu hướng thích loại mùi vị đó.

Vũ Linh (TH)