09:15 18/07/2018

Bhutan – miền đất phúc

Tường Bách

Sau vài giờ trên chuyến bay thẳng, bạn sẽ đến với Bhutan – "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới", tham dự buổi lễ cầu may mắn và bình an tại tu viện Kila Gompa, viếng thánh địa Taktsang hay trải nghiệm bắn cung truyền thống… ấn tượng khó phai.


Vương quốc Bhutan là một quốc gia nhỏ bé, dân số chỉ khoảng 700.000 người. Vì nằm trên dãy Himalaya nên địa hình quốc gia này chủ yếu là đồi núi (hơn 60%), chỉ có một vùng đồng bằng nhỏ ở phía nam, lại bị kẹp giữa hai "ông lớn" Trung Quốc và Ấn Độ nên khá ít người hiểu rõ về vùng đất này.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 1.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 2.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 3.
Người dân Bhutan gọi quê hương mình mình là đất nước Rồng Sấm, có thể bắt nguồn từ lá quốc kỳ in hình rồng, hoặc do thường xuyên phải đối mặt với những cơn bão lớn. Từ một quốc gia nhỏ bé, đói nghèo, lọt thỏm giữa muôn trùng điệp đồi núi và bị che khuất bởi hai quốc gia hùng mạnh của châu Á, Bhutan giờ đây đang được công luận toàn cầu chú ý bởi những điều vô cùng đặc biệt, thậm chí có phần đi ngược lại tiến trình phát triển của thế giới.Trong khi các nước trên thế giới đều lấy chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo sức mạnh kinh tế và sự phát triển của quốc gia, thì Bhutan lại đi một hướng hoàn toàn khác: đo sự thịnh vượng của đất nước bằng chỉ số tổng hạnh phúc quốc dân (GNH).Năm 1971, quốc vương thứ tư của Bhutan - Jigme Singye Wangchuck đã đề xướng chỉ số GNH – Gross Nation Hapiness, chú trọng xây dựng đời sống an bình, hạnh phúc cho người dân trên cơ sở hòa hợp với tự nhiên, không tiến hành đô thị hóa, công nghiệp hóa ồ ạt như một số quốc gia đang phát triển khác đã và đang làm. Thay vào đó, họ kiếm thu nhập bằng nông nghiệp, xuất khẩu năng lượng tái tạo, tập trung thu hút ngoại tệ bằng hoạt động du lịch bền vững chứ không tàn phá môi trường hay khai thác tài nguyên khoáng sản.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 4.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 5.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 6.
Không đâu mà cây xanh được yêu quý như tại đất nước này! Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa việc bảo vệ môi trường vào hiến pháp, cụ thể: "hơn 60% diện tích đất nước phải được bao phủ bởi rừng". Mà đã là hiến pháp thì bắt buộc mọi người, mọi giai tầng đều phải tuân thủ. Để rồi thậm chí họ còn làm tốt hơn mong đợi khi hiện nay, khoảng 72% diện tích quốc gia được rừng che chắn, và 1/3 trong số đó thuộc mạng lưới khu bảo tồn.Tại Bhutan, bạn không thể tìm thấy những tụ điểm vui chơi náo nhiệt, ti vi thì cũng chẳng có các kênh thể thao phát các giải đấu đối kháng như quyền anh vì tính bạo lực quá cao, âm nhạc cũng bị hạn chế, kênh MTV đình đám cũng không được cấp phép... Đổi lại, bạn được sống trong bầu không khí trong lành, thư thái, được tham gia vào các nghi thức tín ngưỡng lâu đời và đậm đà bản sắc của đất nước công nhận Phật giáo là quốc giáo. Bạn còn được chiêm ngắm những công trình, di tích có tuổi đời không hề nhỏ trầm mặc trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Đặc biệt, quốc gia biệt lập này không có hiện tượng nghiện ma túy, tỉ lệ tội phạm cực thấp, hầu như là không có nên sự an toàn của bạn luôn ở mức cao nhất.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 7.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 8.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 9.
Là quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, nơi nền Phật giáo Kim cương thừa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, nên đi đến đâu bạn cũng thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay. Dọc theo hành trình từ Tây sang Đông len lỏi dưới những cánh rừng nguyên sinh, nơi đâu cũng ngập tràn không khí yên bình, trong trẻo với ngàn sắc hoa lá cỏ cây và những khung cảnh hết sức độc đáo tuy không nguy nga tráng lệ. Những ngôi làng, phố phường ở Bhutan gắn quyện hài hòa, liền mạch trong kiến trúc chung. Đều là kiểu nhà xây tường gạch với màu vôi trắng, mái ngói, cửa gỗ cùng họa tiết vuông vắn nâu trầm…
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 10.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 11.
Bhutan – miền đất phúc - Ảnh 12.
Tại thủ đô Thimphu và thị trấn Paro có khá nhiều nhà hàng bày bán các món ăn đặc trưng của Bhutan tuy nhiên du khách chủ yếu là dùng bữa trong các khác sạn. Món ăn Bhutan khá cay nên những đầu bếp thường thay đổi gia vị một chút cho phù hợp với khẩu vị của du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Gạo ít được phổ biến hơn so với lúa mạch, tại Bhutan trái cây được trồng theo phương pháp tự nhiên nên sạch và chất lượng. Đặc sản Bhutan có thể kể đến như pho mát sữa bò, cơm cà ri, gạo hồng.Du khách thích ăn chay đảm bảo sẽ cực kì hài lòng khi đến với Bhutan bởi đây là quốc gia Phật giáo, thịt được sử dụng phổ biến là thịt gà, cá. Đồ uống được yêu thích là trà theo phong cách Tây Tạng nhưng có cho thêm muối và bơ.
Bạn cần biết:- Từ Việt Nam bay sang Bhutan, du khách có thể quá cảnh ở Bangkok (Thái Lan) hoặc Nepal. Thời gian bay khoảng hơn 6 tiếng, giá vé hạng thường khoảng 25 triệu đồng. Nếu đi theo tour, một chuyến du lịch sang đất nước này 6 ngày khoảng hơn 50 triệu đồng. Chính phủ Bhutan không khuyến khích khách du lịch đi tự túc mà phải qua một công ty du lịch để bảo lãnh visa.- Người dân Bhutan chỉ nói tiếng bản xứ, rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy khi đến đất nước này du khách nhất thiết phải nhờ đến hướng dẫn viên người Bhutan.- Để bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ và bảo tồn truyền thống văn hóa của mình, hoàng gia Bhutan quyết định hàng năm chỉ cho phép khoảng 6.000 du khách đến đất nước này. Mỗi khách du lịch phải đóng ít nhất 200 USD cho mỗi ngày ở Bhutan và đi theo chương trình do một công ty du lịch Bhutan thu xếp.