Vì sao thanh khoản địa ốc phía Đông Hà Nội khởi sắc?
Giới chuyên gia cho rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, mức giá bất động sản của khu vực phía Đông Hà Nội vẫn đang còn ở mức hợp lý nên thanh khoản cao là điều dễ hiểu
Tâm lý đón đầu nhà đất tăng giá trước những thông tin quy hoạch được cho là nguyên nhân khiến thanh khoản của thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội khởi sắc đáng kể sau một thời gian dài giao dịch cầm chừng, nghe ngóng.
Nhưng có một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng mà khó có thể phủ nhận, đó chính là sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông - xã hội của khu vực phía Đông, qua đó tạo điều kiện cho sự bứt phá về kinh tế cũng như thuận tiện cho người dân - chính là yếu tố khiến cho giá trị của bất động sản nơi đây tăng lên thực sự.
Khởi sắc là tất yếu
Trái với tình trạng ảm đạm hồi giữa năm 2018, thị trường bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội, bao gồm các khu vực thuộc địa bàn Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh đã được hâm nóng, khởi sắc từ sau Tết Nguyên đán 2019. Tiếp xúc với đại diện một số sàn giao dịch trên địa bàn, hầu hết đều xác nhận thanh khoản thị trường đã được cải thiện đáng kể so với gần 1 năm về trước.
Số nhà đầu tư cá nhân, người có nhu cầu thật tìm mua để ở cũng ngày một tăng. Họ tìm đến các sàn giao dịch, các trung tâm môi giới cũng như đến trực tiếp các dự án để tìm hiểu, dò hỏi thông tin về diễn biến giá cả, về tiến độ các dự án trong khu vực.
Đại diện một doanh nghiệp có dự án ở khu vực Thạch Bàn (Long Biên) cho hay, mỗi ngày văn phòng của công ty này tiếp 20 -30 người đến tìm hiểu thông tin về dự án của doanh nghiệp này. Và nếu xét về tỷ lệ giao dịch thành công, trung bình cứ 10 người hỏi thông tin thì có 2-3 người quyết định "xuống tiền" để mua sản phẩm của dự án.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Hải (Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Toàn Thắng – Long Biên), cho hay, từ sau Tết đến nay, mỗi ngày sàn giao dịch của ông đều thực hiện thành công từ 1-2 giao dịch. Trong đó, sản phẩm chủ yếu vẫn là đất nền thổ cư hoặc nhà biệt thự, liền kề.
Long Biên cũng là cửa ngõ đi các phía Đông và Đông Bắc, các tỉnh này có đặc điểm là kinh tế rất phát triển vì thế lưu lượng người di chuyển về các khu vực đó rất lớn. Vì vậy thành phố tập trung vào xây dựng những khu đô thị mới ở các khu vực này để tạo ra bộ mặt Hà Nội mới văn minh, hiện đại. Khi đó, một điều chắc chắn rằng thị trường bất động sản ở các khu vực này sẽ thu hút nhà đầu tư vì khả năng sinh lời của nó trong 1 đến 2 năm tới.
Trên thực tế, hầu hết các "ông lớn" bất động sản dường như cũng đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường bất động sản khu Đông Hà Nội sẽ diễn biến ra sao nên đã rót hàng nghìn tỷ đồng vào đây, trong đó phải kể đến VinCity của Vingoup, dự án 20 ha tại Dương Xá của Him Lam, dự án Elegent Park Villa của MIKGroup…
Biệt thự, liền kề Long Biên sẽ là "điểm nóng"
Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, khu Đông Hà Nội mà đặc biệt là các khu vực như Long Biên sẽ phát triển mạnh mẽ sau khi 4 cây cầu tỷ đô được xây dựng.
"Với những gì đang diễn ra nhiều khả năng sẽ có một kịch bản tương tự Thủ Thiêm xảy ra với quận Long Biên. Long Biên sẽ là một khu vực bùng nổ của thị trường nhà ở Hà Nội trong vài năm tới", bà An nhìn nhận.
Đồng quan điểm với bà An, các chuyên gia cũng cho rằng trong số các quận huyện thuộc khu Đông gồm Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh thì Long Biên đang được xem là một trong những điểm nóng về phát triển bất động sản trong vài năm tới, đặc biệt là phân khúc nhà phố thương mại, liền kề, biệt thự.
Trong khi đó, theo bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam, chính mức giá bất động sản của khu vực này vẫn đang còn ở mức hợp lý nên thanh khoản cao là điều dễ hiểu. Dựa theo đô thị hóa và phát triển hạ tầng nếu triển vọng trong năm 2019 và trong vòng 3 năm sắp tới, c.
Một số chuyên gia có kinh nghiệm nhìn nhận, việc nhà đất tại khu vực phía Đông Hà Nội tăng giá là một tất yếu, song rất có thể lại tạo ra một làn sóng đầu tư, thổi giá trong thời gian tới. Bởi lẽ, thông thường, thị trường bất động sản Hà Nội đã từng chứng kiến không ít khu vực sốt giá cục bộ. Lúc đầu là sự tăng lên theo giá trị thật, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, giới đầu tư bắt đầu "nhòm ngó" và rót tiền vào khiến cho thị trường diễn biến ngoài tầm kiểm soát.
Giám đốc một công ty môi giới bất động sản đóng trên đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên), cho hay, lý do thanh khoản thị trường nhà đất phía Đông Hà Nội khởi sắc vài tháng nay là do nhiều thông tin hậu thuẫn. Từ việc Hà Nội công bố quy hoạch khu Long Biên, rồi đến thông tin Đông Anh, Gia Lâm "lên quận" cũng tác động rất rõ đến giao dịch và giá cả trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu gạt hết những yếu tố nói trên, thì tự thân giá nhà đất tại khu Đông Hà Nội trong vài năm trở lại đây cũng đã có giá trị hơn nhiều so với trước đó, khi mà đường sá, cầu cống, các trung tâm thương mại, dịch vụ liên tiếp được nhà nước và doanh nghiệp đầu tư, tạo ra hàng loạt giá trị tiện lợi cho người dân trong khu vực này.
"Nếu như trước đây từ nội thành sang Long Biên phải mất vài giờ đồng hồ thì này hàng loạt cầu, đường mới được xây dựng, thời gian được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 20 phút. Cùng với đó, các công trình như công viên, hệ thống trường học, bệnh viện cũng liên tiếp được đầu tư ở khu vực này đã khiến cho đất phía Đông Hà Nội tăng giá theo theo thời gian chứ khó có thể tạo sốt ảo như một vài ý kiến lo ngại", vị giám đốc sàn bất động sản nhìn nhận.
Đại diện MIKGroup - nhà phát triển dự án Elegant Park Villa tại Thạch Bàn, quận Long Biên, cho hay, do sự khởi sắc chung của thị trường nên thanh khoản tại dự án của doanh nghiệp này cũng tăng lên đáng kể, lượng khách đặt mua và quan tâm đến dự án đã tăng gấp 3-4 lần so với thời điểm trước Tết.