20 triệu thùng dầu bị kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ, rủi ro mới của an ninh năng lượng toàn cầu?

An Huy
Chia sẻ

Bosphorus và Dardanelles là hai eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ, giữ vai trò huyết mạnh trên một tuyến vận tải dầu lửa...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty.

Nếu không được giải quyết, tình trạng tắc nghẽn đang xảy ra trên một tuyến vận tải dầu quan trọng có thể khiến nguồn cung dầu toàn cầu sụt giảm và đẩy giá dầu tăng mạnh vào đúng một thời điểm nhạy cảm của thị trường năng lượng.

Ở thời điểm ngày 8/12, có 16 tàu chở dầu di chuyển từ Biển Đen bị kẹt lại bên ngoài eo biển Bosphorus dẫn vào Biển Marmara - trang CNN Business dẫn dữ liệu từ đại lý hàng hải Tribeca Shipping Agency có trụ sở ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho hay. Ngoài ra, còn có 9 tàu chở dầu khác bị kẹt bên ngoài eo Dardanelles dẫn vào Địa Trung Hải.

Trong khi đó, hãng tin CNBC dẫn dữ liệu từ MarineTraffic nói rằng số tàu đang bị kẹt bên ngoài hai eo biển nói trên hiện đã lên tới 40 tàu, tăng gấp hơn 2 lần trong mấy ngày trở lại đây. Dựa trên số tàu, ước tính đang có 20 triệu thùng dầu, trị giá 1,2 tỷ USD bị kẹt.

Bosphorus và Dardanelles là hai eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ, giữ vai trò huyết mạnh trên một tuyến vận tải dầu lửa. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tình trạng tắc nghẽn chủ yếu ảnh hưởng đến những lô dầu có đích đến là thị trường châu Âu. Lo ngại về sự tắc nghẽn này, giới chức Anh và Mỹ đã có các cuộc trao đổi với Ankara.

Việc hàng chục tàu chở dầu mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguyên nhân bắt nguồn từ việc phương Tây áp trần giá lên dầu thô Nga từ hôm thứ Hai tuần này. Sau khi trần giá có hiệu lực, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu tàu chở dầu đi qua các eo biển trên phải có bằng chứng bảo hiểm được chi trả trong trường hợp xảy ra sự cố như va đụng hay tràn dầu.

Cho tới thời điểm hiện tại, tình trạng này chưa gây ra gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu và cũng chưa đảy giá dầu tăng - theo ông Jorge Leon, Phó chủ tịch phụ trách phân tích thị trường dầu của Rystad Energy, nhận định. “Đây là một tuyến vận tải rất phổ biến của thương mại toàn cầu, đặc biệt là dầu thô”, ông Leon nói với CNN Business.

Các quốc gia gồm Nga, Kazakhstan và Azerbaijan đều sử dụng các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ để đưa dầu thô ra thị trường quốc tế. Sau khi trần giá 60 USD/thùng được áp lên dầu Nga, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại nếu có những con tàu không được bảo hiểm khi đi qua hải phận nước này, khi sự cố xảy ra, bên bảo hiểm sẽ không chi trả. Theo cơ chế trần giá, các tàu chở dầu Nga chỉ được các công ty bảo hiểm phương Tây cung cấp dịch vụ nếu lo dầu đó được bán với giá từ 60 USD/thùng trở xuống.

International Group of P&I Clubs, liên minh của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho 90% hàng hoá vận chuyển đường biển trên toàn cầu, tuyên bố không thể tuân thủ chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tuyên bố, liên minh này nói yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ “vượt quá thông tin bình thường”.

Những chấm màu đỏ trên bản đồ thể hiện những con tàu đang bị kẹt ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: CNBC.
Những chấm màu đỏ trên bản đồ thể hiện những con tàu đang bị kẹt ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: CNBC.

Về phần mình, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói lập trường này là “không thể chấp nhận được” và vào ngày 8/12, họ một lần nữa yêu cầu các tàu phải xuất trình chứng thư từ bên cung cấp bảo hiểm. “Thật khó hiểu khi các công ty bảo hiểm đặt ở Liên minh châu Âu (EU) lại từ chối cung cấp chứng từ này cho những con tàu thuộc về EU và chở dầu tới EU, trong khi lệnh trừng phạt đó lại do chính EU đặt ra”, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ nói trong một tuyên bố.

Lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu, giới chức phương Tây đang tích cực liên lạc với phía Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết vấn đề. Trong một cuộc điện đàm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nói với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal rằng trần giá chỉ áp lên dầu Nga và “không cần thiết phải tăng cường kiểm tra tàu bè” đi qua hải phận Thổ Nhĩ Kỳ.

“Anh, Mỹ và EU đang làm việc chặt chẽ với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và các công ty vận tải biển và bảo hiểm để làm sáng tỏ việc thực thi trần giá dầu và tìm ra giải pháp”, một tuyên bố của Bộ Tài chính Anh cho biết. “Không có lý do gì mà tàu bè lại không thể đi qua eo biển Bosporus vì lý do môi trường hay sức khoẻ và an toàn”, tuyên bố có đoạn.

Dù tắc nghẽn xảy ra, thời gian chờ đợi trung bình để tàu chở dầu đi qua eo Bosphorus hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm này năm ngoái - theo chuyên gia Leon của Rystad Energy. “Xét tới phản ứng của Anh và Mỹ, tôi có cảm giác rằng vấn đề này sẽ sớm được giải quyết”, ông Leon phát biểu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con