Ai “ghi điểm” trong cuộc tranh luận Trump-Clinton đầu tiên?
“Những dấu hiệu ban đầu cho thấy bà Hillary đã thắng trong cuộc tranh luận, hoặc ít nhất là bà ấy đã không thua”
Ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton có vẻ như nhận được sự đánh giá cao hơn so với đối thủ Cộng hòa Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa họ trong khuôn khổ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Theo hãng tin CNBC, nhận định cho rằng chiến thắng nghiêng về bà Clinton trong cuộc tranh luận này được đưa ra dựa trên phản ứng của thị trường.
“Những dấu hiệu ban đầu cho thấy bà Hillary đã thắng trong cuộc tranh luận, hoặc ít nhất là bà ấy đã không thua. Các chỉ số chứng khoán tương lai đều tăng điểm và đồng Peso của Mexico cũng tăng giá”, ông Jack Ablin, Giám đốc đầu tư thuộc ngân hàng BMO Private Bank, phát biểu.
Sau khi cuộc tranh luận diễn ra vào tối ngày 26/9 theo giờ Mỹ khép lại, các chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Phố Wall đồng loạt tăng điểm, đảo ngược sự giảm điểm khá mạnh trước đó khi cuộc tranh luận bắt đầu.
Cùng với đó, đồng USD giảm giá khoảng 1,8% so với đồng Peso. Mấy ngày qua, đồng tiền của Mexico giảm giá xuống mức thấp chưa từng thấy so với đồng bạc xanh khi kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Trump rút ngắn khoảng cách về tỷ lệ ủng hộ với Clinton.
Thời gian qua, đồng Peso đã được gọi là “hàn thử biểu Trump” vì sự nhạy cảm của tỷ giá đồng tiền này với diễn biến cuộc bầu cử ở Mỹ. Mỗi khi cơ hội thắng cử của Trump tăng, đồng tiền này lại giảm giá và ngược lại.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã dọa xây tường ngăn giữa biên giới Mỹ và Mexico để chặn dòng người di cư từ quốc gia láng giềng. Ngoài ra, Trump cũng đòi trục xuất ồ ạt người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ ở Mỹ, trong đó phần đông là người Mexico.
“Tôi nghĩ là Hillary Clinton đã làm khá tốt. Tôi cho là bà ấy có sự chuẩn bị tốt hơn Trump”, chiến lược gia đầu tư Bruce Bittles của công ty Baird nhận định. “Hãy chờ xem cuộc tranh luận này sẽ có ảnh hưởng như thế nào”.
Hãng tin Reuters cũng đưa ra quan điểm cho rằng bà Clinton đã đẩy ông Trump vào thế bị động trong cuộc tranh luận. Bà đã cáo buộc đối thủ tính khí thất thường, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và “né” thuế. Tỷ phú địa ốc phản ứng, nhưng có phần yếu thế hơn, nói rằng cựu đệ nhất phu nhân có “kinh nghiệm tồi tệ”, sự nghiệp chính trị chẳng đem lại mấy lợi ích cho người dân, và thiếu thần thái để làm tổng tư lệnh.
Vào đầu cuộc tranh luận, Trump tỏ ra khá lấn lướt, nhưng càng về sau ông càng đuối. Gần cuối cuộc tranh luận, Trump nói rằng nếu Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ, ông sẽ hết lòng ủng hộ bà. “Nếu bà ấy thắng, tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ”, ông nói.
Trong một cuộc khảo sát nhanh do CNN/ORC tiến hành sau cuộc tranh luận, 62% người trả lời cho rằng bà Clinton là người thắng trong cuộc tranh luận này, trong khi chỉ 27% cho rằng Trump thắng.
Một trong những chủ đề quan trọng của cuộc tranh luận là chống chủ nghĩa khủng bố. Theo ông Paul Christopher, chiến lược gia trưởng thị trường toàn cầu của Wells Fargo Investment Institute, việc bà Clinton “đề cập trực tiếp đến việc ủng hộ các nước đồng minh trong thế giới Arab chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) là một tuyên bố mạnh mẽ khẳng định sự tiếp nối chính sách của chính quyền hiện tại, dù bà không đưa ra được nhiều điểm mới”.
“Ông Trump nhất trí là nước Mỹ cần tăng cường bảo vệ an ninh mạng, nhưng câu trả lời của ông ấy dài dòng và thiếu tập trung, và cũng bị cản trở bởi những tuyên bố trước đây của ông ấy nói tốt về Tổng thống Nga Vladimir Putin”, ông Christopher nói. “Ông Trump lẽ ra nên nói nhiều hơn về một cuộc chiến trên mạng nhằm vào IS”.
Các nhà phân tích có quan điểm thận trọng cho rằng còn quá sớm để kết luận về tương quan lực lượng giữa hai ứng cử viên sau cuộc tranh luận này, bởi còn 2 cuộc tranh luận khác diễn ra trước bầu cử.
“Nếu thị trường nghĩ là bà Clinton đã làm tốt, thì điều đó phải được thể hiện qua kết quả các cuộc thăm dò dư luận. Có thể là ngành tài chính nghĩ bà ấy thắng, nhưng cử tri toàn quốc lại không”, chiến lược gia Andres Jaime thuộc Barclays phát biểu.
“Nếu kết quả thăm dò dư luận mấy ngày tới cho thấy tỷ lệ của hai ứng cử viên vẫn sít sao như trước khi diễn ra cuộc tranh luận, thì thị trường có thể sẽ bán mạnh trở lại”, ông Jaime nói.
Theo hãng tin CNBC, nhận định cho rằng chiến thắng nghiêng về bà Clinton trong cuộc tranh luận này được đưa ra dựa trên phản ứng của thị trường.
“Những dấu hiệu ban đầu cho thấy bà Hillary đã thắng trong cuộc tranh luận, hoặc ít nhất là bà ấy đã không thua. Các chỉ số chứng khoán tương lai đều tăng điểm và đồng Peso của Mexico cũng tăng giá”, ông Jack Ablin, Giám đốc đầu tư thuộc ngân hàng BMO Private Bank, phát biểu.
Sau khi cuộc tranh luận diễn ra vào tối ngày 26/9 theo giờ Mỹ khép lại, các chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Phố Wall đồng loạt tăng điểm, đảo ngược sự giảm điểm khá mạnh trước đó khi cuộc tranh luận bắt đầu.
Cùng với đó, đồng USD giảm giá khoảng 1,8% so với đồng Peso. Mấy ngày qua, đồng tiền của Mexico giảm giá xuống mức thấp chưa từng thấy so với đồng bạc xanh khi kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Trump rút ngắn khoảng cách về tỷ lệ ủng hộ với Clinton.
Thời gian qua, đồng Peso đã được gọi là “hàn thử biểu Trump” vì sự nhạy cảm của tỷ giá đồng tiền này với diễn biến cuộc bầu cử ở Mỹ. Mỗi khi cơ hội thắng cử của Trump tăng, đồng tiền này lại giảm giá và ngược lại.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã dọa xây tường ngăn giữa biên giới Mỹ và Mexico để chặn dòng người di cư từ quốc gia láng giềng. Ngoài ra, Trump cũng đòi trục xuất ồ ạt người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ ở Mỹ, trong đó phần đông là người Mexico.
“Tôi nghĩ là Hillary Clinton đã làm khá tốt. Tôi cho là bà ấy có sự chuẩn bị tốt hơn Trump”, chiến lược gia đầu tư Bruce Bittles của công ty Baird nhận định. “Hãy chờ xem cuộc tranh luận này sẽ có ảnh hưởng như thế nào”.
Hãng tin Reuters cũng đưa ra quan điểm cho rằng bà Clinton đã đẩy ông Trump vào thế bị động trong cuộc tranh luận. Bà đã cáo buộc đối thủ tính khí thất thường, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và “né” thuế. Tỷ phú địa ốc phản ứng, nhưng có phần yếu thế hơn, nói rằng cựu đệ nhất phu nhân có “kinh nghiệm tồi tệ”, sự nghiệp chính trị chẳng đem lại mấy lợi ích cho người dân, và thiếu thần thái để làm tổng tư lệnh.
Vào đầu cuộc tranh luận, Trump tỏ ra khá lấn lướt, nhưng càng về sau ông càng đuối. Gần cuối cuộc tranh luận, Trump nói rằng nếu Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ, ông sẽ hết lòng ủng hộ bà. “Nếu bà ấy thắng, tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ”, ông nói.
Trong một cuộc khảo sát nhanh do CNN/ORC tiến hành sau cuộc tranh luận, 62% người trả lời cho rằng bà Clinton là người thắng trong cuộc tranh luận này, trong khi chỉ 27% cho rằng Trump thắng.
Một trong những chủ đề quan trọng của cuộc tranh luận là chống chủ nghĩa khủng bố. Theo ông Paul Christopher, chiến lược gia trưởng thị trường toàn cầu của Wells Fargo Investment Institute, việc bà Clinton “đề cập trực tiếp đến việc ủng hộ các nước đồng minh trong thế giới Arab chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) là một tuyên bố mạnh mẽ khẳng định sự tiếp nối chính sách của chính quyền hiện tại, dù bà không đưa ra được nhiều điểm mới”.
“Ông Trump nhất trí là nước Mỹ cần tăng cường bảo vệ an ninh mạng, nhưng câu trả lời của ông ấy dài dòng và thiếu tập trung, và cũng bị cản trở bởi những tuyên bố trước đây của ông ấy nói tốt về Tổng thống Nga Vladimir Putin”, ông Christopher nói. “Ông Trump lẽ ra nên nói nhiều hơn về một cuộc chiến trên mạng nhằm vào IS”.
Các nhà phân tích có quan điểm thận trọng cho rằng còn quá sớm để kết luận về tương quan lực lượng giữa hai ứng cử viên sau cuộc tranh luận này, bởi còn 2 cuộc tranh luận khác diễn ra trước bầu cử.
“Nếu thị trường nghĩ là bà Clinton đã làm tốt, thì điều đó phải được thể hiện qua kết quả các cuộc thăm dò dư luận. Có thể là ngành tài chính nghĩ bà ấy thắng, nhưng cử tri toàn quốc lại không”, chiến lược gia Andres Jaime thuộc Barclays phát biểu.
“Nếu kết quả thăm dò dư luận mấy ngày tới cho thấy tỷ lệ của hai ứng cử viên vẫn sít sao như trước khi diễn ra cuộc tranh luận, thì thị trường có thể sẽ bán mạnh trở lại”, ông Jaime nói.