Áp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu
Bộ Công Thương công bố sẽ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam
Sáng 18/7, Bộ Công Thương công bố sẽ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực sau 15 ngày ban hành văn bản này.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim, các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam.
Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là 7224.90.00, 7227.90.00, 7228.30.10 và không áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến mã HS gốc còn lại.
Đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Cụ thể sẽ giữ nguyên mức thuế tự vệ đối với mặt hàng phôi thép trong vòng 1 năm, từ ngày 22/3/2016 đến ngày 21/3/2017 là 23,3%; từ ngày 22/3/2017 - 21/3/2018 mức thuế còn 21,3%; từ ngày 22/3/2018 - 21/3/2019 mức thuế còn 19,3% và giảm xuống còn 17,3% trong 1 năm sau đó; từ ngày 22/3/2020 trở đi sẽ về mức 0% nếu không có gia hạn.
Bên cạnh đó, đối với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, mức thuế áp dụng sẽ vẫn giữ nguyên mức 14,2% theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời, cho đến ngày 1/8/2016.
Tuy nhiên, từ ngày 2/8/2016 đến ngày 21/3/2017, mức thuế sẽ tăng lên 15,4% áp dụng cho năm đầu tiên. Trong 1 năm sau đó, tức là đến ngày 21/3/2018 mức thuế sẽ là 13,9% và giảm xuống còn 12,4% trong 1 năm tiếp theo; giảm tiếp xuống còn 10,9% đến ngày 21/3/2020 và từ ngày 22/3/2020 sẽ về 0% nếu không gia hạn.
Thời gian áp dụng biện pháp tự vệ này trong 4 năm, kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.
Sau khi biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành thu thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim, các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam.
Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là 7224.90.00, 7227.90.00, 7228.30.10 và không áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến mã HS gốc còn lại.
Đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Cụ thể sẽ giữ nguyên mức thuế tự vệ đối với mặt hàng phôi thép trong vòng 1 năm, từ ngày 22/3/2016 đến ngày 21/3/2017 là 23,3%; từ ngày 22/3/2017 - 21/3/2018 mức thuế còn 21,3%; từ ngày 22/3/2018 - 21/3/2019 mức thuế còn 19,3% và giảm xuống còn 17,3% trong 1 năm sau đó; từ ngày 22/3/2020 trở đi sẽ về mức 0% nếu không có gia hạn.
Bên cạnh đó, đối với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, mức thuế áp dụng sẽ vẫn giữ nguyên mức 14,2% theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời, cho đến ngày 1/8/2016.
Tuy nhiên, từ ngày 2/8/2016 đến ngày 21/3/2017, mức thuế sẽ tăng lên 15,4% áp dụng cho năm đầu tiên. Trong 1 năm sau đó, tức là đến ngày 21/3/2018 mức thuế sẽ là 13,9% và giảm xuống còn 12,4% trong 1 năm tiếp theo; giảm tiếp xuống còn 10,9% đến ngày 21/3/2020 và từ ngày 22/3/2020 sẽ về 0% nếu không gia hạn.
Thời gian áp dụng biện pháp tự vệ này trong 4 năm, kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.
Sau khi biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành thu thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế.