Bài toán phát triển cảng “xanh”

Anh Khuê
Chia sẻ

Cảng “xanh” đã trở thành xu thế phát triển chung của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và quốc gia khi vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế tuần trở thành những điều kiện bắt buộc, quyết định sự thành công của ngành kinh tế giao nhận vận tải...

Xanh hóa cảng biển để giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ảnh minh họa.
Xanh hóa cảng biển để giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ảnh minh họa.

Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trong Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 02/6/2021 (Kế hoạch 710). 

PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN SONG HÀNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Theo quyết định nói trên, việc phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam phải theo hướng bền vững, trong đó bảo vệ môi trường được xem xét như một bộ phận cấu thành không tách rời của quá trình đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác cảng biển.

Song song, phát triển hệ thống cảng biển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, hạn chế thay đổi cảnh quan thiên nhiên, môi trường khu vực xung quanh. Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trên cơ sở ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, rủi ro môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm soát tác nhân gây ô nhiễm, giảm thiểu phát sinh chất thải, khí thải; hướng tới nền kinh tế xanh và nâng cao hình ảnh cảng biển Việt Nam trên trường quốc tế.

Kế hoạch 710 xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định tiêu chí cảng xanh và tổ chức triển khai áp dụng thí điểm mô hình cảng xanh phù hợp với điều kiện Việt Nam; phấn đấu áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh tại Việt Nam từ năm 2030.

- Nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế về bảo vệ môi trường; tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường trong hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển; thúc đẩy các cảng biển Việt Nam gia nhập Hiệp hội cảng biển sinh thái trong khu vực và trên thế giới.

- Góp phần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật trong hoạt động quy hoạch, đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác cảng biển.

Trong đó, nhiệm vụ giai đoạn 2021 – 2025 nhằm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh; thí điểm mô hình cảng xanh tại một số cảng biển Việt Nam và đánh giá kết quả thực hiện; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác cảng biển; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, carbon thấp, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển nhằm giảm phát thải, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường làm cơ sở để áp dụng mô hình cảng xanh tại Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức phi chính phủ để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự trợ giúp của bạn bè quốc tế trong phát triển cảng xanh tại Việt Nam.

Giai đoạn 2026 – 2030, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chí cảng xanh; triển khai áp dụng tự nguyện tiêu chí cảng xanh tại các cảng biển Việt Nam; xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách và rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng cảng biển cho phù hợp với tiêu chí cảng xanh tại Việt Nam; đánh giá kết quả áp dụng tự nguyện các tiêu chí cảng xanh tại các cảng biển; đề xuất trao tặng Giấy chứng nhận đối với các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; đề xuất xây dựng, ban hành quy định áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh cho hệ thống cảng biển tại Việt Nam.

Giai đoạn sau năm 2030, triển khai áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam.

Tân Cảng Cát Lái là cảng đầu tiên của Việt Nam được công nhận "Cảng xanh"  vào năm 2018 bởi APEC vì đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống cảng xanh (GPAS).
Tân Cảng Cát Lái là cảng đầu tiên của Việt Nam được công nhận "Cảng xanh"  vào năm 2018 bởi APEC vì đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống cảng xanh (GPAS).

Như vậy, hành lang pháp lý, cơ chế chính sách liên quan đến việc xây dựng, phát triển cảng xanh đã được thể chế hóa và triển khai theo lộ trình từ nay đến năm 2030 và tiếp theo sau.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cảng, nhà đầu tư cảng đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới (số hóa, AI…) cùng các tiêu chí “xanh” vào quá trình phát triển; ngược lại, nhiều đơn vị cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi.

CHỦ ĐỘNG NẮM BẮT XU THẾ VÀ ĐỐI DIỆN THÁCH THỨC

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), tháng 7/2022, (tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh), 22 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản... đã cùng ký vào Tuyên bố Clydebank thông báo thiết lập các tuyến vận tải không phát thải (gọi là hành lang xanh). Mục tiêu đến năm 2025, thiết lập ít nhất 6 tuyến hành lang vận tải biển xanh kết nối giữa các cảng.

Tuy nhiên, trước đó, tại Việt Nam đã có Tân Cảng Cát Lái là đơn vị tiên phong, nắm bắt xu thế xanh hóa đã đầu tư cải tạo trang thiết bị, chuyển từ chạy dầu sang sử dụng điện hoặc các nhiên liệu sạch cho cần cẩu, xe chạy trong cảng. Đơn vị này cũng có những giải pháp giảm bụi trong không khí, giảm tiếng ồn như sử dụng sà lan để vận chuyển hàng thay vì xe container.

Vì vậy mà từ năm 2018, Tân Cảng Cát Lái đã trở thành cảng đầu tiên của Việt Nam được Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) công nhận là “Cảng xanh” vì đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống cảng xanh (GPAS). Ba năm sau, năm 2021, cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) cũng đón giải thưởng “Cảng xanh 2020” do Hội đồng Mạng lưới dịch vụ Cảng APEC (APSN) trao tặng.

Từ năm 2022, cảng Quy Nhơn (Bình Định) cũng bắt đầu chuyển sang mô hình cảng biển điện tử (Eport) giúp khách hàng cập nhật tình trạng dữ liệu tàu, hàng hóa thực tế toàn thời gian 24/7.

Đồng thời, cảng này cũng hoán cải hai cẩu QC từ cẩu sử dụng dầu diesel sang sử dụng điện nhằm tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Theo một lãnh đạo của cảng Quy Nhơn, việc dùng điện thay thế dầu diesel, hao mòn của phương tiện thiết bị ít hơn nhiều so với chạy bằng nhiên liệu hóa thạch; từ đó, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị cũng tiết kiệm hơn.

Cảng Long An đã ứng dụng phát triển logistics xanh trong toàn bộ chuỗi hoạt động thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên, tối ưu quy trình, giảm thiểu rác thải, khí thải.
Cảng Long An đã ứng dụng phát triển logistics xanh trong toàn bộ chuỗi hoạt động thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên, tối ưu quy trình, giảm thiểu rác thải, khí thải.

Một cảng có “tuổi đời” khá trẻ khác là cảng quốc tế Long An (tỉnh Long An) đã chọn các tiêu chí xanh cho đầu tư, phát triển. Cụ thể, cảng Long An đã ứng dụng phát triển logistics xanh trong toàn bộ chuỗi hoạt động thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên, tối ưu quy trình, giảm thiểu rác thải, khí thải, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất.

Các công trình trên cảng lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng, áp dụng công nghệ tiên tiến (CATOS, MOST); đội xe đầu kéo đáp ứng tiêu chuẩn EURO-5 về giảm khí thải; thiết bị cẩu sử dụng điện 100%...

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cảng tại Việt Nam hiện nay nói chung là kinh phí đầu tư, là vốn cho tái cấu trúc, nâng cấp cho phát triển mô hình cảng xanh.

Đây được xem là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp cảng, nhà đầu tư. Bởi muốn phát triển cảng xanh phải thay thế toàn bộ dây chuyền xếp dỡ lạc hậu trước đây bằng dây chuyền hiện đại hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tốt cho môi trường, và đó không phải là một khoản đầu tư nhỏ.

Ngoài ra, phát triển cảng xanh còn cần phải đồng hành phát triển cảng thông minh và đô thị xanh, đô thị thông minh; cũng như ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào vận hành và quản lý cảng...

Đại diện của Cục Hàng hải cho biết, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển cảng xanh, theo Kế hoạch 710, sẽ áp dụng bắt buộc từ sau năm 2030.  Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan quản lý bước đầu chỉ khuyến khích các đơn vị chuyển đổi phương tiện tại các cảng đầu tư mới, sử dụng phương tiện dùng năng lượng xanh.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con