Bức tranh bán lẻ hậu Covid-19, thương mại điện tử lên ngôi

Thu Hà
Chia sẻ

Bán lẻ trong kỷ nguyên mới chỉ là mảnh ghép trong một hệ sinh thái, ở đó công nghệ đóng vai trò then chốt trên nền tảng big data với sự dẫn dắt của trí tuệ nhân tạo

Cho đến tháng 1/2021, tất cả các đối tác của Bibo Mart bất ngờ nhận được thông báo tự động hóa toàn bộ hoạt động cung ứng, thu mua, marketing, chăm sóc khách hàng… trên nền tảng công nghệ mới chưa hề có tiền lệ trong ngành bán lẻ.
Cho đến tháng 1/2021, tất cả các đối tác của Bibo Mart bất ngờ nhận được thông báo tự động hóa toàn bộ hoạt động cung ứng, thu mua, marketing, chăm sóc khách hàng… trên nền tảng công nghệ mới chưa hề có tiền lệ trong ngành bán lẻ.

Trong bối cảnh đại dịch khiến thu nhập và sức cầu giảm, nhiều nhà bán lẻ chứng tỏ khả năng vượt "bão", thậm chí bứt phá với những bước chuyển mình mạnh mẽ.

CÚ ĐÁNH BẤT NGỜ

Xuất hiện đầu 2020, đại dịch Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái tồi tệ nhất lịch sử. Đứng trước bất ổn, người tiêu dùng có tâm lý cắt giảm chi tiêu. Đặc biệt yêu cầu dãn cách xã hội cũng như tạm dừng các hoạt động không thiết yếu là một cú đánh mạnh vào lĩnh vực bán lẻ.

Lĩnh vực thời trang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Không khó để nhận ra cú sốc "đúp" khi dọc các tuyến phố phần lớn mặt bằng treo biển sang nhượng là của các thương hiệu thời trang. Thậm chí các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, hàng xa xỉ cũng lao đao.

Cùng chịu ảnh hưởng của "bão" là ngành bán lẻ điện máy (ICT). Trên một sân chơi chật hẹp, sự hiện diện của hàng ngàn điểm bán khiến thị trường chạm ngưỡng bão hòa. Tâm lý "thắt lưng buộc bụng" của khách hàng đẩy các chuỗi này đến tới hạn của khả năng phát triển thêm. Khi cánh cửa tăng trưởng dần khép lại, doanh thu đi xuống, gánh nặng chi phí vận hành là áp lực đè lên vai các chuỗi bán lẻ vật lý khổng lồ, thôi thúc các ông lớn tìm hướng đi mới.

Cú đánh bất ngờ của Covid-19 một mặt tạo sức ép vượt quá sức chịu đựng của không ít doanh nghiệp dẫn tới phá sản, nhưng cũng là một cú hích buộc các doanh nghiệp khá muốn tồn tại phải tìm cách thay đổi và thích nghi. Trong một kỷ nguyên mà công nghệ tác động sâu đến sự biến đổi của các mô hình kinh tế và thúc đẩy sự chuyển dịch toàn xã hội, việc mở cửa hàng vật lý chỉ là một trong các yếu tố quyết định thành công của một chuỗi bán lẻ. Để chiếm lĩnh thị trường, ngoài việc mở cửa hàng, các nhà bán lẻ cần phải giải nhiều bài toán chiến lược hơn.

Với ưu điểm, chiếm lợi thế về chi phí, nhân lực, mặt bằng, sàn thương mại điện tử đang từng bước chiếm lĩnh thị trường so với các mô hình kinh doanh truyền thống. Sự chuyển dịch từ hình thức kinh doanh offline sang hình thức kinh doanh online đã đánh dấu bước ngoặt vô cùng lớn cho ngành thương mại điện tử.

BƯỚC ĐI SỚM

Trong lĩnh vực bán lẻ Mẹ Bé, là đơn vị tiên phong xây dựng mô hình bán lẻ Mẹ Bé ở Việt Nam, đến cuối 2017, với doanh số 2000 tỷ đồng, Bibo Mart đã yên vị ở vị trí dẫn đầu thị trường, bỏ xa các đối thủ. Đầu 2018, Bibo Mart đột ngột dừng toàn bộ kế hoạch mở cửa hàng, tập trung vào các dự án công nghệ và phát triển sản phẩm. Trên trang tin nội bộ của Bibo Mart đưa ra thông báo về sự tham gia của đội ngũ chuyên gia công nghệ từ Taobao, Silicon Valley và các chuyên gia bán lẻ hàng đầu thế giới.

Những bước đi của Bibo Mart trong 3 năm qua hoàn toàn là ẩn số với thị trường. Cho đến tháng 1/2021, tất cả các đối tác của Bibo Mart bất ngờ nhận được thông báo tự động hóa toàn bộ hoạt động cung ứng, thu mua, marketing, chăm sóc khách hàng… trên nền tảng công nghệ mới chưa hề có tiền lệ trong ngành bán lẻ. Bên cạnh đó, ghé thăm bất kỳ cửa hàng nào của Bibo Mart cũng dễ nhận thấy sự đầu tư bài bản cho việc sở hữu năng lực phát triển sản phẩm với chất lượng hàng hóa vượt trội. Nền tảng công nghệ và năng lực phát triển sản phẩm dường như là minh chứng cho sự chuyển dịch mô hình F2C rõ nét của Bibo Mart.

Đi qua một năm biến động, bức tranh bán lẻ thể hiện đủ các mảng sáng tối, nhiều thăng trầm và sự chuyển mình mạnh mẽ. Bán lẻ trong kỷ nguyên mới chỉ là mảnh ghép trong một hệ sinh thái, ở đó công nghệ đóng vai trò then chốt trên nền tảng big data với sự dẫn dắt của trí tuệ nhân tạo.

Làm chủ công nghệ, làm chủ thông tin, sở hữu năng lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm vượt trội và luôn đặt khách hàng vào trọng tâm của mọi quyết định là chìa khóa mở mọi thành công của bất kỳ nhà bán lẻ nào trong chặng đường sắp tới.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con