Cá tra gặp khó vì khủng hoảng tài chính
Việc thắt chặt tín dụng đã khiến cho các nhà nhập khẩu không có tiền trả cho doanh nghiệp ngay khi nhận hàng
Tuần qua, giá cá tra nguyên liệu ở khu vực ĐBSCL giảm mạnh.
Theo các doanh nghiệp chế biến, giá cá sụt mạnh trong những ngày qua là do khủng hoảng tài chính thế giới, đặc biệt là khủng hoảng tài chính Mỹ khiến cho các nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán.
Ngoài ra, việc thắt chặt tín dụng của các nước đã khiến cho các nhà nhập khẩu không có tiền trả cho doanh nghiệp ngay khi nhận hàng như trước đây, họ đang yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam cho trả chậm sau khi bán được hàng. Điều này dẫn đến việc xuất khẩu cá tra, basa bị đình trệ.
Giá cá giảm mạnh
Theo Sở Công Thương An Giang, so với tuần trước giá cá tra nguyên liệu thịt trắng giảm 800 đồng/kg, hiện đang ở mức 15.800-16.000 đồng/kg; cá thịt hồng, thịt vàng 14.800-15.300 đồng/kg, giảm 900-1.000 đồng/kg. Riêng cá thịt trắng size lớn từ 1kg trở lên có giá 15.300 đồng/kg.
Tại thành phố Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu loại 1 tại Hợp tác xã Thới An, quận Ô Môn có giá khoảng 16.000 đồng/kg, cá size lớn có giá từ 15.000-15.300 đồng/kg.Sản phẩm cá tra của Việt Nam đang có mặt khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ, nhưng thực tế chỉ có 3 thị trường chính là: Mỹ, EU và Đông Âu, chiếm đến 80% thị phần. Nếu ba thị trường chính này mất thì xem như xuất khẩu cá tra bị ngưng trệ.
ĐBSCL có khoảng 120 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, với công suất tương đương 3.200 tấn/ngày, trong đó có 74 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất hàng sang thị trường EU. Năm 2007, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD, với gần 400 ngàn tấn phi lê (tương đương 1 triệu tấn cá nguyên liệu), tăng 43,4% so với năm 2006.
Trong thời gian gần đây khủng hoảng tài chính thế giới đang ảnh hưởng trực tiếp lên tiến độ xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trước đây doanh nghiệp trong nước vay tiền ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nay do chống lạm phát không ngân hàng nào dám cấp tín dụng.
Vì vậy doanh nghiệp thiếu tiền để mua các của dân, doanh nghiệp nào không vay tiền ngân hàng thì với khả năng vốn của mình vẫn có thể tiếp tục “cầm cự”.
Theo ông Lương Hoàng Mãnh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong, Cần Thơ, khủng hoảng tài chính thế giới đang ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cá tra, basa trong nước, thực chất có thể dùng từ “hầu như các thị trường “đóng cửa” đồng loạt”, và sắp tới ảnh hưởng này sẽ còn nặng hơn.
Các nhà nhập khẩu điêu đứng
Nga và Ukraine là hai thị trường chiếm vị trí thứ 2 và 3 trong các nước nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam, chỉ đứng sau EU. Nếu xét về thị trường đơn lẻ nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam thì Nga dẫn đầu với 155,6 triệu USD, tăng 188% so với cùng kỳ, Ukraine đứng hàng thứ 2 với 104,7 triệu USD, tăng 255%, nhưng hiện hai thị trường này cũng đã ngưng nhập hàng.
Nguyên nhân là do các nhà nhập khẩu không có tiền thanh toán vì ngân hàng siết tín dụng. Không chỉ Nga, Ukraine, Ba Lan hay EU..., mà toàn thế giới hiện nay đều lâm vào tình cảnh trên.
EU luôn dẫn đầu các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam nhưng hiện nay, các nhà nhập khẩu các nước EU không có tiền mua hàng do ngân hàng không chịu bảo lãnh nên họ đã ngưng đặt hàng. Bên cạnh đó, do đồng Euro mất giá so với USD, khiến nhà nhập khẩu EU phải mua hàng với giá đắt đỏ hơn.
Việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ lại càng khó khăn hơn. Thông thường vào thời điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam nhận được rất nhiều đơn hàng cho lễ Noel từ EU, Mỹ và Đông Âu..., nhưng hiện nay các nhà nhập khẩu đã ngưng đặt hàng, có những hợp đồng đã ký thì hoãn xuất hoặc dừng hẳn.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian chạy nước rút về xuất khẩu để cá tra vượt qua tôm đông lạnh, trở thành mặt hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất với tổng kim ngạch đạt trên 1,5 tỷ USD trong năm 2008.
Tuy nhiên, trước những khó khăn khách quan do sự khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất khẩu cá tra, basa khó có thể đạt mục tiêu trên.Ông Lương Hoàng Mãnh cho biết, trong đợt tăng giá vừa qua các doanh nghiệp chưa giải phóng hết lượng cá tồn kho. Nếu tình hình này kéo dài lượng hàng tồn kho tiếp tục nhiều hơn tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp.
Từ nay đến cuối năm, hy vọng mở rộng tín dụng ngân hàng trong nước là rất khó, như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa sẽ gặp khó khăn về tiền vốn lẫn thị trường. Không chỉ doanh nghiệp mà nông dân nuôi cá cũng gặp khó, vì nhiều bất cập xảy ra với con cá tra, giá thành vẫn cao do giá thức ăn, thuốc thú y trong nước bị đẩy lên cao, trong khi giá nguyên liệu nhập đã giảm rất nhiều so với trước đây.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nuôi cá tra xuất khẩu Thới An, quận Ô Môn, Cần Thơ, khuyến cáo người nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL, khi đến kỳ thu hoạch nên bán cá ngay nếu đã đạt được sự thỏa thuận về giá với doanh nghiệp, không nên neo cá chờ tăng giá mà có nguy cơ lỗ nặng.
Còn theo ông Lương Hoàng Mãnh, để tránh rủi ro, nông dân khi thả cá nuôi cần có hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp chế biến.
Theo các doanh nghiệp chế biến, giá cá sụt mạnh trong những ngày qua là do khủng hoảng tài chính thế giới, đặc biệt là khủng hoảng tài chính Mỹ khiến cho các nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán.
Ngoài ra, việc thắt chặt tín dụng của các nước đã khiến cho các nhà nhập khẩu không có tiền trả cho doanh nghiệp ngay khi nhận hàng như trước đây, họ đang yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam cho trả chậm sau khi bán được hàng. Điều này dẫn đến việc xuất khẩu cá tra, basa bị đình trệ.
Giá cá giảm mạnh
Theo Sở Công Thương An Giang, so với tuần trước giá cá tra nguyên liệu thịt trắng giảm 800 đồng/kg, hiện đang ở mức 15.800-16.000 đồng/kg; cá thịt hồng, thịt vàng 14.800-15.300 đồng/kg, giảm 900-1.000 đồng/kg. Riêng cá thịt trắng size lớn từ 1kg trở lên có giá 15.300 đồng/kg.
Tại thành phố Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu loại 1 tại Hợp tác xã Thới An, quận Ô Môn có giá khoảng 16.000 đồng/kg, cá size lớn có giá từ 15.000-15.300 đồng/kg.Sản phẩm cá tra của Việt Nam đang có mặt khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ, nhưng thực tế chỉ có 3 thị trường chính là: Mỹ, EU và Đông Âu, chiếm đến 80% thị phần. Nếu ba thị trường chính này mất thì xem như xuất khẩu cá tra bị ngưng trệ.
ĐBSCL có khoảng 120 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, với công suất tương đương 3.200 tấn/ngày, trong đó có 74 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất hàng sang thị trường EU. Năm 2007, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD, với gần 400 ngàn tấn phi lê (tương đương 1 triệu tấn cá nguyên liệu), tăng 43,4% so với năm 2006.
Trong thời gian gần đây khủng hoảng tài chính thế giới đang ảnh hưởng trực tiếp lên tiến độ xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trước đây doanh nghiệp trong nước vay tiền ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nay do chống lạm phát không ngân hàng nào dám cấp tín dụng.
Vì vậy doanh nghiệp thiếu tiền để mua các của dân, doanh nghiệp nào không vay tiền ngân hàng thì với khả năng vốn của mình vẫn có thể tiếp tục “cầm cự”.
Theo ông Lương Hoàng Mãnh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong, Cần Thơ, khủng hoảng tài chính thế giới đang ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cá tra, basa trong nước, thực chất có thể dùng từ “hầu như các thị trường “đóng cửa” đồng loạt”, và sắp tới ảnh hưởng này sẽ còn nặng hơn.
Các nhà nhập khẩu điêu đứng
Nga và Ukraine là hai thị trường chiếm vị trí thứ 2 và 3 trong các nước nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam, chỉ đứng sau EU. Nếu xét về thị trường đơn lẻ nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam thì Nga dẫn đầu với 155,6 triệu USD, tăng 188% so với cùng kỳ, Ukraine đứng hàng thứ 2 với 104,7 triệu USD, tăng 255%, nhưng hiện hai thị trường này cũng đã ngưng nhập hàng.
Nguyên nhân là do các nhà nhập khẩu không có tiền thanh toán vì ngân hàng siết tín dụng. Không chỉ Nga, Ukraine, Ba Lan hay EU..., mà toàn thế giới hiện nay đều lâm vào tình cảnh trên.
EU luôn dẫn đầu các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam nhưng hiện nay, các nhà nhập khẩu các nước EU không có tiền mua hàng do ngân hàng không chịu bảo lãnh nên họ đã ngưng đặt hàng. Bên cạnh đó, do đồng Euro mất giá so với USD, khiến nhà nhập khẩu EU phải mua hàng với giá đắt đỏ hơn.
Việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ lại càng khó khăn hơn. Thông thường vào thời điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam nhận được rất nhiều đơn hàng cho lễ Noel từ EU, Mỹ và Đông Âu..., nhưng hiện nay các nhà nhập khẩu đã ngưng đặt hàng, có những hợp đồng đã ký thì hoãn xuất hoặc dừng hẳn.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian chạy nước rút về xuất khẩu để cá tra vượt qua tôm đông lạnh, trở thành mặt hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất với tổng kim ngạch đạt trên 1,5 tỷ USD trong năm 2008.
Tuy nhiên, trước những khó khăn khách quan do sự khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất khẩu cá tra, basa khó có thể đạt mục tiêu trên.Ông Lương Hoàng Mãnh cho biết, trong đợt tăng giá vừa qua các doanh nghiệp chưa giải phóng hết lượng cá tồn kho. Nếu tình hình này kéo dài lượng hàng tồn kho tiếp tục nhiều hơn tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp.
Từ nay đến cuối năm, hy vọng mở rộng tín dụng ngân hàng trong nước là rất khó, như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa sẽ gặp khó khăn về tiền vốn lẫn thị trường. Không chỉ doanh nghiệp mà nông dân nuôi cá cũng gặp khó, vì nhiều bất cập xảy ra với con cá tra, giá thành vẫn cao do giá thức ăn, thuốc thú y trong nước bị đẩy lên cao, trong khi giá nguyên liệu nhập đã giảm rất nhiều so với trước đây.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nuôi cá tra xuất khẩu Thới An, quận Ô Môn, Cần Thơ, khuyến cáo người nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL, khi đến kỳ thu hoạch nên bán cá ngay nếu đã đạt được sự thỏa thuận về giá với doanh nghiệp, không nên neo cá chờ tăng giá mà có nguy cơ lỗ nặng.
Còn theo ông Lương Hoàng Mãnh, để tránh rủi ro, nông dân khi thả cá nuôi cần có hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp chế biến.