Các doanh nghiệp phát hành phim "kêu cứu" vì Covid-19

Tuệ Mỹ
Chia sẻ

Đợt bùng phát dịch thứ tư của Covid-19 khiến các rạp chiếu phim lại một lần nữa tạm đóng cửa, hàng loạt phim dời lịch chiếu chưa biết khi nào quay lại...

Dịch bệnh gây ra hệ quả nặng nề cho ngành công nghiệp giải trí nói chung, và hoạt động kinh doanh rạp chiếu phim nói riêng.
Dịch bệnh gây ra hệ quả nặng nề cho ngành công nghiệp giải trí nói chung, và hoạt động kinh doanh rạp chiếu phim nói riêng.

Các rạp chiếu phim vừa mới khởi động lại chưa được bao lâu, giờ tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu. Việc đóng cửa các cụm rạp là tất yếu để phòng dịch, nhưng điều này cũng khiến các doanh nghiệp chiếu phim lao đao, doanh thu lao dốc trong khi phí thuê mặt bằng, lương cho nhân viên vẫn tiếp tục phải chi trả.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), tình trạng của các rạp chiếu phim cũng là tình trạng chung của ngành chiếu phim trên thế giới và nhiều ngành kinh tế khác trong đại dịch. Các thống kê cho thấy, ngành chiếu phim toàn cầu đã phải chịu mất hàng chục tỷ đô la từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

Đáng lo nhất vẫn là các công ty điện ảnh, công ty kinh doanh rạp chiếu phim ở trong nước. Theo đó, các đơn vị chiếu phim trong nước chỉ chiếm chừng 30% thị phần rạp chiếu phim trong toàn quốc, đa số là các nhà sản xuất phim kiêm kinh doanh rạp chiếu nên tiềm lực tài chính không thể so sánh với các doanh nghiệp chiếu phim nước ngoài thuộc các tập đoàn lớn như Lotte hay CGV.

Tuy nhiên mới đây, ngay cả các "ông lớn" trong thị trường phát hành và chiếu phim Việt Nam cũng đã ký tên vào văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, về việc đề nghị hỗ trợ cho doanh nghiệp điện ảnh vượt qua khó khăn vì đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đại diện 2 doanh nghiệp chiếu phim và phát hành phim lớn của Việt Nam là Thiên Ngân và BHD chính là CGV và Lotte Cinema, đây vốn là 2 doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh từ các tập đoàn "mẹ" nước ngoài. Điều này cho thấy, Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp điện ảnh, nguồn phim và kế hoạch sản xuất phim, bất kể là doanh nghiệp trong hay ngoài nước.

Các doanh nghiệp chiếu phim lao đao, doanh thu lao dốc trong khi phí thuê mặt bằng, lương cho nhân viên vẫn tiếp tục phải chi trả.
Các doanh nghiệp chiếu phim lao đao, doanh thu lao dốc trong khi phí thuê mặt bằng, lương cho nhân viên vẫn tiếp tục phải chi trả.

Hiện nay, doanh thu từ hoạt động chiếu phim và phát hành phim của các doanh nghiệp điện ảnh gần như bằng 0, trong khi doanh nghiệp vẫn phải chịu các chi phí thuê mặt bằng, lương và phúc lợi cho nhân viên. Văn bản khẳng định với tình trạng hiện nay thì doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể lâm vào phá sản, kéo theo sự suy thoái của ngành công nghiệp điện ảnh trong tương lai.

Một số phương án hỗ trợ được các doanh nghiệp kiến nghị gồm hỗ trợ duy trì lao động tránh sa thải hàng loạt (hơn 10.000 lao động trong ngành) bằng việc xem xét cho rạp chiếu phim sớm được hoạt động trở lại khi đảm bảo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, cùng những hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về thanh toán cho doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản, hỗ trợ bình ổn rạp chiếu phim khi rạp hoạt động trở lại.

Các doanh nghiệp ký đơn cũng khẳng định rạp chiếu phim là nơi có thể dễ dàng áp dụng 5K bởi khán giả vào rạp chỉ tập trung xem phim mà không nói chuyện, việc ăn uống bắp, nước được phục vụ theo khẩu phần riêng, ghế ngồi có thể giữ khoảng cách, và công nghệ vé điện tử khiến khán giả không cần tập trung đông người mua vé.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đưa ra một số kiến nghị hỗ trợ giải quyết về chính sách hỗ trợ nhằm tái cấu trúc nợ vay, hoặc cấp gói tín dụng ưu đãi mới; Cấp tài trợ hoặc gia hạn thời gian nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phí công đoàn; Giảm 50% thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp điện ảnh thu được và hoãn việc nộp thuế giá trị gia tăng phải nộp đến hết ngày 31/12/2021...

 

Trước đó, CGV cho biết đang theo đuổi hai vụ kiện để chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng của Công ty Cổ phần Quốc tế truyền thông (IMC) (phường Tân Định, quận 1, Tp.HCM) và trung tâm thương mại Lapen Center (Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Theo CGV, dịch bệnh gây ra hệ quả nặng nề cho ngành công nghiệp giải trí nói chung, và hoạt động kinh doanh rạp chiếu phim của CGV tại các mặt bằng thuê này nói riêng. Mặc dù CGV nỗ lực áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của CGV. Với hoàn cảnh như hiện nay, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã ký kết mà không có sự điều chỉnh về giá thì CGV sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con