Các tập đoàn vạch áo lẫn nhau
Cuộc giao ban trực tuyến với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mới đây diễn ra trong bầu không khí khá “nóng”
Ngày 8/7, Bộ Công Thương tổ chức buổi giao ban trực tuyến với 6 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, lãnh đạo 5 địa phương lớn và đại diện một số bộ, ngành.
Cuộc giao ban diễn ra trong bầu không khí khá “nóng”, có tập đoàn “cãi nhau không ra gì cả” như lời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.
“Gà cùng một mẹ đá nhau”
Hầu như đại diện của các tổng công ty, địa phương khi đứng lên nói về khó khăn về sản xuất công nghiệp của ngành, địa phương mình đều nói đến tình trạng thiếu điện.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may nói: “Cái cần ổn định nhất hiện nay là điện nhưng nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may bị cúp điện rất đột ngột. Tai hại nhất là các dây chuyền nhuộm, mỗi lần cắt điện coi như toàn bộ vải nhuộm vứt đi”.
Ông cho biết, tình trạng thiếu điện xảy ra ngay ở các khu công nghiệp lớn và “doanh nghiệp đang kêu trời vì ngành điện liên tục cắt mà không báo trước”.
Đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam cũng than khổ vì các cơ sở sản xuất phôi thép sử dụng điện năng lớn nhưng gần đây, triền miên tình trạng đang nấu thép thì điện mất và thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể.
Giải trình về chuyện này, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện sản xuất đã tăng 14,92% và lượng điện mua ngoài của EVN tăng 25,53% khiến cho tập đoàn này thua lỗ rất lớn.
Theo ông Thanh, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu hụt tới gần 2.500MW (lượng công suất điện thiếu lớn nhất từ trước đến nay) là do các nhà máy điện do Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) làm chủ đầu tư đã không vào đúng tiến độ như kế hoạch: nhà máy Cà Mau 1, Nhơn Trạch 1 mới vào được một tổ máy, nhà máy điện Cà Mau 2 thì dừng lại thử nghiệm, chỉ cung cấp được 510/1.800MW theo kế hoạch. Một số công trình khác như Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng gặp sự cố...
Theo ông Thanh, lỗi như vậy chủ yếu do Petro Vietnam chứ không phải do EVN không mua hết điện của các nhà máy.
Tham dự buổi giao ban, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tỏ ý không hài lòng chuyện hai tập đoàn lớn nhà nước “cãi nhau không ra cái gì cả”. Ông nói: “Bất cứ lý do gì để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, cho sinh hoạt là (EVN) có lỗi. Nói tập trung đẩy mạnh sản xuất mà không có điện thì không thể chấp nhận được”.
Phó thủ tướng yêu cầu lãnh đạo hai tập đoàn này tập trung chỉ đạo ngày đêm để khắc phục các sự cố, đưa các nhà máy vào vận hành và đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công.
Những chiếc “lò xo nén” sẽ phải bung ?
Yêu cầu về không tăng giá các sản phẩm thiết yếu của Chính phủ trong 6 tháng qua cũng đang khiến cho nhiều tập đoàn, tổng công ty kinh doanh các sản phẩm: điện, xăng dầu, than, thép... gặp khó khăn đến mức mà họ gọi là “lớn nhất từ trước đến nay”.
Theo ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), bình quân giá xăng dầu nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay đã tăng 46% so với giá trung bình năm trước. Giá dầu nhập khẩu bình quân sáu tháng là 111 USD/thùng và 6 tháng cuối năm dự kiến ở mức trung bình 145 USD/thùng. Các công ty đầu mối nhập khẩu xăng đã lỗ tới 1.800 tỉ đồng trong việc kinh doanh xăng mà khoản này lại không được Nhà nước bù lỗ.
“Có nguy cơ không đảm bảo được nguồn vì ngân hàng chỉ căn cứ cho vay theo quy định của Chính phủ vì nếu tình hình kinh doanh của các công ty thế này thì tín dụng của ngân hàng cũng không đảm bảo”, ông nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Chính phủ và các bộ đang tập trung để tháo gỡ khó khăn này, đảm bảo cho các doanh nghiệp được ứng vốn, có đủ ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. “Cái này bộ Tài chính cũng đã báo cáo Thủ tướng và sẽ sớm có xử lý cụ thể trong một đề án chung”, ông Hoàng nói.
Đại diện của Tổng công ty Thép cũng tranh thủ báo cáo: “Trong sáu tháng đã có tới 111.000 tấn phôi thép tái xuất và giá thép trong nước đang thấp hơn giá phôi thép nhập khẩu. Chúng tôi đã có đề nghị Chính phủ tăng thuế xuất khẩu phối thép lên 30% và tăng giá bán thép trong nước nếu không từ tháng 9 trở đi, tình hình thiếu thép sẽ xảy ra và chỉ đến tháng 10 và tháng 11 mới giải quyết được”.
Tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản đề nghị cho tăng giá bán than cho các tổng công ty giấy, xi măng, phân bón. Tập đoàn Điện lực cũng lại một lần nữa kêu về giá điện, nếu không được tăng lên sẽ gây khó khăn lớn về nguồn vốn đầu tư cho các công trình nguồn.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không nói việc có cho điều chỉnh giá xăng dầu hay không nhưng ông khẳng định việc tiếp tục kiềm chế giá điện, than vẫn thực hiện theo chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ.
Cuộc giao ban diễn ra trong bầu không khí khá “nóng”, có tập đoàn “cãi nhau không ra gì cả” như lời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.
“Gà cùng một mẹ đá nhau”
Hầu như đại diện của các tổng công ty, địa phương khi đứng lên nói về khó khăn về sản xuất công nghiệp của ngành, địa phương mình đều nói đến tình trạng thiếu điện.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may nói: “Cái cần ổn định nhất hiện nay là điện nhưng nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may bị cúp điện rất đột ngột. Tai hại nhất là các dây chuyền nhuộm, mỗi lần cắt điện coi như toàn bộ vải nhuộm vứt đi”.
Ông cho biết, tình trạng thiếu điện xảy ra ngay ở các khu công nghiệp lớn và “doanh nghiệp đang kêu trời vì ngành điện liên tục cắt mà không báo trước”.
Đại diện Tổng công ty Thép Việt Nam cũng than khổ vì các cơ sở sản xuất phôi thép sử dụng điện năng lớn nhưng gần đây, triền miên tình trạng đang nấu thép thì điện mất và thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể.
Giải trình về chuyện này, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện sản xuất đã tăng 14,92% và lượng điện mua ngoài của EVN tăng 25,53% khiến cho tập đoàn này thua lỗ rất lớn.
Theo ông Thanh, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu hụt tới gần 2.500MW (lượng công suất điện thiếu lớn nhất từ trước đến nay) là do các nhà máy điện do Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) làm chủ đầu tư đã không vào đúng tiến độ như kế hoạch: nhà máy Cà Mau 1, Nhơn Trạch 1 mới vào được một tổ máy, nhà máy điện Cà Mau 2 thì dừng lại thử nghiệm, chỉ cung cấp được 510/1.800MW theo kế hoạch. Một số công trình khác như Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng gặp sự cố...
Theo ông Thanh, lỗi như vậy chủ yếu do Petro Vietnam chứ không phải do EVN không mua hết điện của các nhà máy.
Tham dự buổi giao ban, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tỏ ý không hài lòng chuyện hai tập đoàn lớn nhà nước “cãi nhau không ra cái gì cả”. Ông nói: “Bất cứ lý do gì để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, cho sinh hoạt là (EVN) có lỗi. Nói tập trung đẩy mạnh sản xuất mà không có điện thì không thể chấp nhận được”.
Phó thủ tướng yêu cầu lãnh đạo hai tập đoàn này tập trung chỉ đạo ngày đêm để khắc phục các sự cố, đưa các nhà máy vào vận hành và đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công.
Những chiếc “lò xo nén” sẽ phải bung ?
Yêu cầu về không tăng giá các sản phẩm thiết yếu của Chính phủ trong 6 tháng qua cũng đang khiến cho nhiều tập đoàn, tổng công ty kinh doanh các sản phẩm: điện, xăng dầu, than, thép... gặp khó khăn đến mức mà họ gọi là “lớn nhất từ trước đến nay”.
Theo ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), bình quân giá xăng dầu nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay đã tăng 46% so với giá trung bình năm trước. Giá dầu nhập khẩu bình quân sáu tháng là 111 USD/thùng và 6 tháng cuối năm dự kiến ở mức trung bình 145 USD/thùng. Các công ty đầu mối nhập khẩu xăng đã lỗ tới 1.800 tỉ đồng trong việc kinh doanh xăng mà khoản này lại không được Nhà nước bù lỗ.
“Có nguy cơ không đảm bảo được nguồn vì ngân hàng chỉ căn cứ cho vay theo quy định của Chính phủ vì nếu tình hình kinh doanh của các công ty thế này thì tín dụng của ngân hàng cũng không đảm bảo”, ông nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Chính phủ và các bộ đang tập trung để tháo gỡ khó khăn này, đảm bảo cho các doanh nghiệp được ứng vốn, có đủ ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. “Cái này bộ Tài chính cũng đã báo cáo Thủ tướng và sẽ sớm có xử lý cụ thể trong một đề án chung”, ông Hoàng nói.
Đại diện của Tổng công ty Thép cũng tranh thủ báo cáo: “Trong sáu tháng đã có tới 111.000 tấn phôi thép tái xuất và giá thép trong nước đang thấp hơn giá phôi thép nhập khẩu. Chúng tôi đã có đề nghị Chính phủ tăng thuế xuất khẩu phối thép lên 30% và tăng giá bán thép trong nước nếu không từ tháng 9 trở đi, tình hình thiếu thép sẽ xảy ra và chỉ đến tháng 10 và tháng 11 mới giải quyết được”.
Tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản đề nghị cho tăng giá bán than cho các tổng công ty giấy, xi măng, phân bón. Tập đoàn Điện lực cũng lại một lần nữa kêu về giá điện, nếu không được tăng lên sẽ gây khó khăn lớn về nguồn vốn đầu tư cho các công trình nguồn.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không nói việc có cho điều chỉnh giá xăng dầu hay không nhưng ông khẳng định việc tiếp tục kiềm chế giá điện, than vẫn thực hiện theo chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ.