Chi ngân sách: “Chính phủ không tùy tiện”
Đại biểu phàn nàn Quốc hội không kiểm soát được ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, Chính phủ không chi tùy tiện
Đại biểu phàn nàn Quốc hội không kiểm soát được ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, Chính phủ không chi tùy tiện, mà đều có xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sáng 28/5, tại phiên thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008 của Quốc hội, rất nhiều nội dung không nằm trong các báo cáo liên quan được nhấn mạnh. Bởi, nói như đại biểu Nguyễn Văn Pha thì “không thể phát biểu thật ngọn ngành về hàng trăm hàng nghìn con số” vì “không được học hành bài bản về kinh tế".
Thế nhưng, một số “căn bệnh” của thu, chi ngân sách đã được khá nhiều đại biểu mổ xẻ cùng không ít kiến nghị nhằm chữa trị căn cơ. Mà một trong những giải pháp quan trọng là trước khi sửa Luật Ngân sách thì phải làm rõ trách nhiệm.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng có một số điều “đã chỉ ra từ những kỳ họp trước nhưng chưa khắc phục được bao nhiêu” chính là: thu chưa vững chắc; chi dàn trải; chi không hiệu quả; kỷ luật chi không nghiêm và "chi hoành tráng".
Theo ông, còn thêm một "bệnh" có từ lâu rồi mà bây giờ mới nghĩ được ra tên, đó là bệnh "thích dự án".
Ông Thuyết kể chuyện, cách đây 2 -3 năm báo có đăng một vụ một người lừa đảo giả làm chuyên viên của Văn phòng Chính phủ đi đến một thành phố để giới thiệu dự án. Người này được đón tiếp rất linh đình, bố trí ở khách sạn 4 - 5 sao, cấp cả ôtô để muốn đi đâu thì đi. "Tôi đối chiếu với ngày, tháng anh này đến thành phố đó thì đúng là ngày tháng mà tôi đã đi tháp tùng một đồng chí ủy viên Trung ương Đảng, chủ nhiệm ủy ban đang công tác ở đấy. Đồng chí ủy viên Trung ương Đảng thì cũng ở một nhà khách bình thường của thành phố thôi", ông cho biết.
"Có phải đây là bệnh thích dự án không, nếu bệnh này không chữa tích cực thì không thể nào khắc phục được tình trạng nợ nần chồng chất như hiện nay", đại biểu Thuyết nói.
Trong khi đó, với kinh nghiệm một người nhiều năm giảng dạy môn tài chính công và nghiên cứu về thể chế tài chính của nhiều nước, đại biểu Trần Du Lịch khẳng định: “Quốc hội không kiểm soát được ngân sách”.
Vì theo ông, luật ngân sách hiện nay không phân biệt rõ ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương. Địa phương thì nghĩ rằng việc ngân sách coi như đã thỏa thuận với Trung ương rồi, còn Quốc hội thì không nắm được.
Cũng theo phân tích của đại biểu Lịch thì hiện nay quy trình đang ngược. Kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét sửa Nghị quyết 66, dự án nào 35.000 tỷ đồng và có 1/3 ngân sách nhà nước thì Quốc hội quyết. “Ở các nước khác, nếu như dự án cần nhiều ngân sách thì Chính phủ không cần Quốc hội bắt phải trình mà năn nỉ Quốc hội phải xem, nếu Quốc hội không xem, không quyết tiền thì không bao giờ anh đầu tư được hết”, đại biểu Lịch nói.
Đi vào con số cụ thể của báo cáo quyết toán, đại biểu Đặng Như Lợi nêu con số vượt thu của năm 2008 là 31.000 tỷ đồng. Vậy khoản này chi theo chế độ nào, ai quyết định, có chuyện là chi trước rồi mới báo cáo Quốc hội về vấn đề này không?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết “năm nào cũng có báo cáo sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những khoản gì mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thì Chính phủ mới được chi, không phải Chính phủ tùy tiện sử dụng”.
Liên quan đến ý kiến đại biểu về xây dựng dự toán chưa sát thực tế, chưa bao quát hết nguồn thu, Bộ trưởng “xin nhận khuyết điểm với Quốc hội”. Vì năm 2008 - 2009 có biến động lớn quá cho nên không dự báo được, nhất là giá dầu thô.
Bộ trưởng Ninh cũng “thanh minh” là hôm qua có gửi đến đại biểu Quốc hội hai bản báo cáo giải trình ngân sách năm 2009 và quyết toán năm 2008, nhưng không hiểu vì sao mà không đến tay đại biểu Quốc hội.
Sau phần giải trình của Bộ trưởng, đại biểu Phan Trung Lý vẫn cho rằng, chấp nhận toàn bộ số vượt thu và vượt chi của năm 2008 là “không hợp lý” vì khoản vượt thu phải được bù vào vượt chi.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, “chắc chắn là phải bấm nút thông qua thôi. Bởi vì tiền đã chi rồi”.
Tại báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008, Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn: tổng thu cân đối 548.529 tỷ đồng; tổng chi 590.714 tỷ đồng; bội chi 67.677 tỷ đồng, bằng 4,58% GDP. Số liệu này được cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội hoàn toàn đồng tình.
Sáng 28/5, tại phiên thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008 của Quốc hội, rất nhiều nội dung không nằm trong các báo cáo liên quan được nhấn mạnh. Bởi, nói như đại biểu Nguyễn Văn Pha thì “không thể phát biểu thật ngọn ngành về hàng trăm hàng nghìn con số” vì “không được học hành bài bản về kinh tế".
Thế nhưng, một số “căn bệnh” của thu, chi ngân sách đã được khá nhiều đại biểu mổ xẻ cùng không ít kiến nghị nhằm chữa trị căn cơ. Mà một trong những giải pháp quan trọng là trước khi sửa Luật Ngân sách thì phải làm rõ trách nhiệm.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng có một số điều “đã chỉ ra từ những kỳ họp trước nhưng chưa khắc phục được bao nhiêu” chính là: thu chưa vững chắc; chi dàn trải; chi không hiệu quả; kỷ luật chi không nghiêm và "chi hoành tráng".
Theo ông, còn thêm một "bệnh" có từ lâu rồi mà bây giờ mới nghĩ được ra tên, đó là bệnh "thích dự án".
Ông Thuyết kể chuyện, cách đây 2 -3 năm báo có đăng một vụ một người lừa đảo giả làm chuyên viên của Văn phòng Chính phủ đi đến một thành phố để giới thiệu dự án. Người này được đón tiếp rất linh đình, bố trí ở khách sạn 4 - 5 sao, cấp cả ôtô để muốn đi đâu thì đi. "Tôi đối chiếu với ngày, tháng anh này đến thành phố đó thì đúng là ngày tháng mà tôi đã đi tháp tùng một đồng chí ủy viên Trung ương Đảng, chủ nhiệm ủy ban đang công tác ở đấy. Đồng chí ủy viên Trung ương Đảng thì cũng ở một nhà khách bình thường của thành phố thôi", ông cho biết.
"Có phải đây là bệnh thích dự án không, nếu bệnh này không chữa tích cực thì không thể nào khắc phục được tình trạng nợ nần chồng chất như hiện nay", đại biểu Thuyết nói.
Trong khi đó, với kinh nghiệm một người nhiều năm giảng dạy môn tài chính công và nghiên cứu về thể chế tài chính của nhiều nước, đại biểu Trần Du Lịch khẳng định: “Quốc hội không kiểm soát được ngân sách”.
Vì theo ông, luật ngân sách hiện nay không phân biệt rõ ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương. Địa phương thì nghĩ rằng việc ngân sách coi như đã thỏa thuận với Trung ương rồi, còn Quốc hội thì không nắm được.
Cũng theo phân tích của đại biểu Lịch thì hiện nay quy trình đang ngược. Kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét sửa Nghị quyết 66, dự án nào 35.000 tỷ đồng và có 1/3 ngân sách nhà nước thì Quốc hội quyết. “Ở các nước khác, nếu như dự án cần nhiều ngân sách thì Chính phủ không cần Quốc hội bắt phải trình mà năn nỉ Quốc hội phải xem, nếu Quốc hội không xem, không quyết tiền thì không bao giờ anh đầu tư được hết”, đại biểu Lịch nói.
Đi vào con số cụ thể của báo cáo quyết toán, đại biểu Đặng Như Lợi nêu con số vượt thu của năm 2008 là 31.000 tỷ đồng. Vậy khoản này chi theo chế độ nào, ai quyết định, có chuyện là chi trước rồi mới báo cáo Quốc hội về vấn đề này không?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết “năm nào cũng có báo cáo sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những khoản gì mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thì Chính phủ mới được chi, không phải Chính phủ tùy tiện sử dụng”.
Liên quan đến ý kiến đại biểu về xây dựng dự toán chưa sát thực tế, chưa bao quát hết nguồn thu, Bộ trưởng “xin nhận khuyết điểm với Quốc hội”. Vì năm 2008 - 2009 có biến động lớn quá cho nên không dự báo được, nhất là giá dầu thô.
Bộ trưởng Ninh cũng “thanh minh” là hôm qua có gửi đến đại biểu Quốc hội hai bản báo cáo giải trình ngân sách năm 2009 và quyết toán năm 2008, nhưng không hiểu vì sao mà không đến tay đại biểu Quốc hội.
Sau phần giải trình của Bộ trưởng, đại biểu Phan Trung Lý vẫn cho rằng, chấp nhận toàn bộ số vượt thu và vượt chi của năm 2008 là “không hợp lý” vì khoản vượt thu phải được bù vào vượt chi.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, “chắc chắn là phải bấm nút thông qua thôi. Bởi vì tiền đã chi rồi”.
Tại báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008, Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn: tổng thu cân đối 548.529 tỷ đồng; tổng chi 590.714 tỷ đồng; bội chi 67.677 tỷ đồng, bằng 4,58% GDP. Số liệu này được cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội hoàn toàn đồng tình.