Cho thuê đất trồng rừng: “Bộ chỉ có ý kiến khi địa phương yêu cầu”
Những câu hỏi về trách nhiệm của việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng làm nóng phiên chất vấn sáng nay
Nóng từ đầu phiên đến cuối phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ở cả hành lang Quốc hội sáng nay là những câu hỏi về trách nhiệm của việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Nhất là, khi nhiều con số tại báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội và tại kết quả giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có sự khác biệt khá lớn.
Trả lời báo chí vào giờ nghỉ giải lao, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình cho biết đã gửi kết quả giám sát này đến Chính phủ từ khi khai mạc kỳ họp này.
305 nghìn ha hay 398 nghìn ha?
Ngay đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết và đại biểu Lê Như Tiến đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về tính pháp lý, thời gian hoàn thành rà soát và giải pháp khắc phục bất cập trong việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Bộ trưởng Phát dẫn lại con số tại báo cáo của Chính phủ đã gửi đại biểu Quốc hội: có 11 doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để khảo sát và đầu tư trồng rừng trên địa bàn 10 tỉnh.
Trong đó, diện tích đã được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê 50 năm là 15.664 ha và diện tích đất doanh nghiệp nước ngoài liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha.
“Theo Luật Đầu tư cũng như Luật Đất đai thì việc xem xét cho thuê đất thuộc thẩm quyền UBND các tỉnh vì thế các bộ chỉ có ý kiến khi được các địa phương có yêu cầu”, Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho biết đã kiểm tra hai địa phương và nhận thấy các nơi này đã thực hiện nghiêm túc quy định của luật pháp trong việc cho thuê đất rừng.
Thủ tướng đã giao cho các bộ tiếp tục kiểm tra, rà soát, “thời hạn hoàn thành thì Thủ tướng không giao cụ thể nhưng các bộ cố gắng cao nhất làm rõ vấn đề”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cách đây 5, 10 năm đồi núi trọc rất nhiều nên có chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng. Nhưng hiện nay tình hình đã khác, đất đai hạn chế, nhân dân có nguyện vọng được giao đất trồng rừng nên phải cân nhắc.
“Tuy nhiên giải quyết các trường hợp các nhà đầu tư đã có cam kết cần đúng quy định của luật pháp, có tính đến lợi ích tổng hợp”, Bộ trưởng bày tỏ quan điểm.
Hai vị đại biểu vừa chất vấn đều nhấn nút lần thứ hai. Đại biểu Tuyết hỏi, báo cáo của Chính phủ có nêu nhiều tỉnh đã cấp phép vượt quá khả năng thực tế, vậy diện tích vượt là bao nhiêu, xử lý thế nào, các tỉnh chưa cấp thì thời gian tới có cho phép không?
Bộ trưởng giải thích, báo cáo nêu tổng diện tích đất được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp của các dự án đã được UBND các địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn 10 tỉnh là 305.353,4 ha nhưng không có nghĩa là tất cả diện tích này đã được giao cho các nhà đầu tư.
Mà chính quyền khảo sát, làm rõ từng khu đất cụ thể, chỉ giao khi đất đó đủ điều kiện, trên thực tế đã và đang làm như vậy. Song, địa phương có thiếu sót chỉ căn cứ vào thông tin khảo sát sơ bộ nên có cả diện tích đã giao cho bà con, cho dự án khác và có rừng nhưng những diện tích này sẽ được loại ra khi giao cho nhà đầu tư nước ngoài.
“Bộ trưởng nói giao hoàn toàn thẩm quyền cho các tỉnh, vậy thì Bộ trưởng có vai trò gì?”, đại biểu Tiến “truy” tiếp.
“Bộ chúng tôi chỉ quản lý về rừng nên địa phương chỉ hỏi ý kiến khi giao rừng còn 305 nghìn ha nói trên là đất không có rừng”, Bộ trưởng đáp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mời bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường (nếu đã đi công tác về) thì phát biểu làm rõ thêm. Hội trường im lặng. Chủ tịch lại mời bộ trưởng các bộ Công an, Quốc phòng, hội trường vẫn im lặng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình giơ tay phát biểu và cho biết, Ủy ban đã đi khảo sát ở một số địa phương và nắm thông tin từ hai bộ Quốc phòng, Công an về tình hình cho thuê đất rừng.
Kết quả, hiện nay toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói là 10 tỉnh. Với diện tích đất rừng là trên 398.374 ha, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo là 305.352 ha.
"Đặc điểm của đất giao thì chúng tôi xác định thế này, hầu hết đất nằm ở vị trí khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn", ông Bình nhấn mạnh.
Ông Bình cũng đề nghị các địa phương không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đã đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên và Chính phủ cần nghiên cứu xử lý đối với số diện tích đã giao là 33.800 ha.
Lần thứ ba đại biểu Tuyết đứng dậy, "vì câu hỏi rất rõ nhưng Bộ trưởng trả lời chưa nói rõ, là tới đây có cấp phép cho thuê tiếp nữa hay không hay chỉ tạm dừng trong thời gian rà soát thôi?".
“Chắc chắn là sau khi kiểm tra Chính phủ có ý kiến thì ngay cả cấp hay chưa cũng đều phải thực hiện nghiêm túc quy định của luật pháp. Sợ nói cái gì hơn nữa thì vượt quá thẩm quyền”, Bộ trưởng Phát phân trần.
"Có thể tại phiên trả lời chất vấn ngày mai Phó thủ tướng sẽ làm rõ hơn vấn đề này", Chủ tịch Quốc hội nói.
Kiên quyết rút giấy phép dự án vi phạm
Vừa đi công tác về đến hội trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc được mời phát biểu. Ông cho biết, sau khi các đồng chí cán bộ lão thành có thư gửi Thủ tướng, Thủ tướng triệu tập cuộc họp đột xuất với các bộ liên quan cùng tham gia để xử lý.
Hướng xử lý của Chính phủ là cương quyết xem lại việc các tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư vừa rồi. Và trên cơ sở chúng ta vẫn bảo vệ môi trường đầu tư nhưng chúng ta kết hợp xử lý đúng pháp luật, Bộ trưởng nói.
“Những dự án nào hợp lý,vừa phải thì cho tiếp tục, những cái nào không hợp lý, không đúng luật, có ý đồ chiếm dụng nhiều đất đai và ảnh hưởng quốc phòng an ninh thì dứt khoát rút giấy phép”, Bộ trưởng Phúc nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Phúc, việc này sẽ được xử lý kiên quyết như đối với sân golf, trên cơ sở đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo phát triển rừng hợp lý, đảm bảo bảo vệ môi trường đầu tư.
Về sự khác nhau giữa các con số mà Bộ trưởng Phát và Chủ nhiệm Lê Quang Bình, trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội, Bộ trưởng Phúc khẳng định: “Con số của Ủy ban Quốc phòng - An ninh là đúng, vì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tham gia khảo sát cùng Uỷ ban này”.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cấp phép cho một doanh nghiệp Đài Loan gần 200.000 ha, tức là 2.000 km2 là một con số quá lớn. "Liệu họ có đủ sức làm không, một nhà đầu tư làm sao có khả năng làm thế. Do vậy, phải xem khả năng tài chính của nhà đầu tư, quy mô của dự án thực hiện", Bộ trưởng băn khoăn.
Lý do của bất cập này, theo Bộ trưởng là “khi phân cấp mình không làm tổng thể chung, tỉnh nào biết tỉnh ấy, không cộng lại, nếu để một cơ quan cấp phép thì sẽ biết ngay chuyện ấy thế nào”.
Sau phát biểu của Bộ trưởng Phúc, một số vị đại biểu vẫn tiếp tục “truy” trách nhiệm việc cho thuê đất rừng. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân cho rằng “bộ trưởng không nắm được vấn đề” bởi khi địa phương đã cho thuê gần 400.000 ha (gần bằng diện tích tỉnh Tây Ninh) mà “tư lệnh ngành” vẫn chưa biết.
Dẫn ra nhiều ví dụ khác, đại biểu Xuân cho rằng: “Bộ trưởng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình và đề nghị Quốc hội xem xét chỉ số tín nhiệm của Bộ trưởng”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao trách nhiệm về rừng, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về đất, ở đây cho thuê đất chứ không phải cho thuê rừng. Vì thế các địa phương không hỏi ý kiến bộ.
“Nói là có trách nhiệm thì không thì phải có trách nhiệm, tuy nhiên cũng không thể làm không đúng trách nhiệm”, Bộ trưởng Cao Đức Phát kiên trì.
Bên cạnh việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, vấn đề xuất khẩu gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa, quản lý vật tư nông nghiệp....cũng được đặt ra tại hầu hết các chất vấn của hơn 20 vị đại biểu dành cho Bộ trưởng Phát. Và, mặc dù được cả Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng "chia lửa' song rất nhiều vị đại biểu nhấn nút lần hai để đề nghị Bộ trưởng trả lời đầy đủ câu hỏi của mình.
Chiều nay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Nhất là, khi nhiều con số tại báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội và tại kết quả giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có sự khác biệt khá lớn.
Trả lời báo chí vào giờ nghỉ giải lao, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình cho biết đã gửi kết quả giám sát này đến Chính phủ từ khi khai mạc kỳ họp này.
305 nghìn ha hay 398 nghìn ha?
Ngay đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết và đại biểu Lê Như Tiến đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về tính pháp lý, thời gian hoàn thành rà soát và giải pháp khắc phục bất cập trong việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Bộ trưởng Phát dẫn lại con số tại báo cáo của Chính phủ đã gửi đại biểu Quốc hội: có 11 doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để khảo sát và đầu tư trồng rừng trên địa bàn 10 tỉnh.
Trong đó, diện tích đã được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê 50 năm là 15.664 ha và diện tích đất doanh nghiệp nước ngoài liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha.
“Theo Luật Đầu tư cũng như Luật Đất đai thì việc xem xét cho thuê đất thuộc thẩm quyền UBND các tỉnh vì thế các bộ chỉ có ý kiến khi được các địa phương có yêu cầu”, Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho biết đã kiểm tra hai địa phương và nhận thấy các nơi này đã thực hiện nghiêm túc quy định của luật pháp trong việc cho thuê đất rừng.
Thủ tướng đã giao cho các bộ tiếp tục kiểm tra, rà soát, “thời hạn hoàn thành thì Thủ tướng không giao cụ thể nhưng các bộ cố gắng cao nhất làm rõ vấn đề”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cách đây 5, 10 năm đồi núi trọc rất nhiều nên có chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng. Nhưng hiện nay tình hình đã khác, đất đai hạn chế, nhân dân có nguyện vọng được giao đất trồng rừng nên phải cân nhắc.
“Tuy nhiên giải quyết các trường hợp các nhà đầu tư đã có cam kết cần đúng quy định của luật pháp, có tính đến lợi ích tổng hợp”, Bộ trưởng bày tỏ quan điểm.
Hai vị đại biểu vừa chất vấn đều nhấn nút lần thứ hai. Đại biểu Tuyết hỏi, báo cáo của Chính phủ có nêu nhiều tỉnh đã cấp phép vượt quá khả năng thực tế, vậy diện tích vượt là bao nhiêu, xử lý thế nào, các tỉnh chưa cấp thì thời gian tới có cho phép không?
Bộ trưởng giải thích, báo cáo nêu tổng diện tích đất được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp của các dự án đã được UBND các địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn 10 tỉnh là 305.353,4 ha nhưng không có nghĩa là tất cả diện tích này đã được giao cho các nhà đầu tư.
Mà chính quyền khảo sát, làm rõ từng khu đất cụ thể, chỉ giao khi đất đó đủ điều kiện, trên thực tế đã và đang làm như vậy. Song, địa phương có thiếu sót chỉ căn cứ vào thông tin khảo sát sơ bộ nên có cả diện tích đã giao cho bà con, cho dự án khác và có rừng nhưng những diện tích này sẽ được loại ra khi giao cho nhà đầu tư nước ngoài.
“Bộ trưởng nói giao hoàn toàn thẩm quyền cho các tỉnh, vậy thì Bộ trưởng có vai trò gì?”, đại biểu Tiến “truy” tiếp.
“Bộ chúng tôi chỉ quản lý về rừng nên địa phương chỉ hỏi ý kiến khi giao rừng còn 305 nghìn ha nói trên là đất không có rừng”, Bộ trưởng đáp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mời bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường (nếu đã đi công tác về) thì phát biểu làm rõ thêm. Hội trường im lặng. Chủ tịch lại mời bộ trưởng các bộ Công an, Quốc phòng, hội trường vẫn im lặng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình giơ tay phát biểu và cho biết, Ủy ban đã đi khảo sát ở một số địa phương và nắm thông tin từ hai bộ Quốc phòng, Công an về tình hình cho thuê đất rừng.
Kết quả, hiện nay toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói là 10 tỉnh. Với diện tích đất rừng là trên 398.374 ha, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo là 305.352 ha.
"Đặc điểm của đất giao thì chúng tôi xác định thế này, hầu hết đất nằm ở vị trí khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn", ông Bình nhấn mạnh.
Ông Bình cũng đề nghị các địa phương không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đã đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên và Chính phủ cần nghiên cứu xử lý đối với số diện tích đã giao là 33.800 ha.
Lần thứ ba đại biểu Tuyết đứng dậy, "vì câu hỏi rất rõ nhưng Bộ trưởng trả lời chưa nói rõ, là tới đây có cấp phép cho thuê tiếp nữa hay không hay chỉ tạm dừng trong thời gian rà soát thôi?".
“Chắc chắn là sau khi kiểm tra Chính phủ có ý kiến thì ngay cả cấp hay chưa cũng đều phải thực hiện nghiêm túc quy định của luật pháp. Sợ nói cái gì hơn nữa thì vượt quá thẩm quyền”, Bộ trưởng Phát phân trần.
"Có thể tại phiên trả lời chất vấn ngày mai Phó thủ tướng sẽ làm rõ hơn vấn đề này", Chủ tịch Quốc hội nói.
Kiên quyết rút giấy phép dự án vi phạm
Vừa đi công tác về đến hội trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc được mời phát biểu. Ông cho biết, sau khi các đồng chí cán bộ lão thành có thư gửi Thủ tướng, Thủ tướng triệu tập cuộc họp đột xuất với các bộ liên quan cùng tham gia để xử lý.
Hướng xử lý của Chính phủ là cương quyết xem lại việc các tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư vừa rồi. Và trên cơ sở chúng ta vẫn bảo vệ môi trường đầu tư nhưng chúng ta kết hợp xử lý đúng pháp luật, Bộ trưởng nói.
“Những dự án nào hợp lý,vừa phải thì cho tiếp tục, những cái nào không hợp lý, không đúng luật, có ý đồ chiếm dụng nhiều đất đai và ảnh hưởng quốc phòng an ninh thì dứt khoát rút giấy phép”, Bộ trưởng Phúc nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Phúc, việc này sẽ được xử lý kiên quyết như đối với sân golf, trên cơ sở đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo phát triển rừng hợp lý, đảm bảo bảo vệ môi trường đầu tư.
Về sự khác nhau giữa các con số mà Bộ trưởng Phát và Chủ nhiệm Lê Quang Bình, trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội, Bộ trưởng Phúc khẳng định: “Con số của Ủy ban Quốc phòng - An ninh là đúng, vì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tham gia khảo sát cùng Uỷ ban này”.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cấp phép cho một doanh nghiệp Đài Loan gần 200.000 ha, tức là 2.000 km2 là một con số quá lớn. "Liệu họ có đủ sức làm không, một nhà đầu tư làm sao có khả năng làm thế. Do vậy, phải xem khả năng tài chính của nhà đầu tư, quy mô của dự án thực hiện", Bộ trưởng băn khoăn.
Lý do của bất cập này, theo Bộ trưởng là “khi phân cấp mình không làm tổng thể chung, tỉnh nào biết tỉnh ấy, không cộng lại, nếu để một cơ quan cấp phép thì sẽ biết ngay chuyện ấy thế nào”.
Sau phát biểu của Bộ trưởng Phúc, một số vị đại biểu vẫn tiếp tục “truy” trách nhiệm việc cho thuê đất rừng. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân cho rằng “bộ trưởng không nắm được vấn đề” bởi khi địa phương đã cho thuê gần 400.000 ha (gần bằng diện tích tỉnh Tây Ninh) mà “tư lệnh ngành” vẫn chưa biết.
Dẫn ra nhiều ví dụ khác, đại biểu Xuân cho rằng: “Bộ trưởng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình và đề nghị Quốc hội xem xét chỉ số tín nhiệm của Bộ trưởng”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao trách nhiệm về rừng, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về đất, ở đây cho thuê đất chứ không phải cho thuê rừng. Vì thế các địa phương không hỏi ý kiến bộ.
“Nói là có trách nhiệm thì không thì phải có trách nhiệm, tuy nhiên cũng không thể làm không đúng trách nhiệm”, Bộ trưởng Cao Đức Phát kiên trì.
Bên cạnh việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, vấn đề xuất khẩu gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa, quản lý vật tư nông nghiệp....cũng được đặt ra tại hầu hết các chất vấn của hơn 20 vị đại biểu dành cho Bộ trưởng Phát. Và, mặc dù được cả Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng "chia lửa' song rất nhiều vị đại biểu nhấn nút lần hai để đề nghị Bộ trưởng trả lời đầy đủ câu hỏi của mình.
Chiều nay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội.