Chất vấn Thủ tướng: Tỉnh cho thuê đất rừng có xin ý kiến Chính phủ?
So với 35 câu hỏi ở kỳ họp thứ sáu thì số lượng chất vấn được gửi đến Thủ tướng ở kỳ họp này đã giảm đi đáng kể
Một số tỉnh cho tổ chức nước ngoài thuê đất rừng biên giới, đất rừng đầu nguồn có xin ý kiến Chính phủ không, trách nhiệm quản lý của Chính phủ trong trường hợp này như thế nào?
Đó là một trong số 13 chất vấn gửi đến Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy đang diễn ra.
Lương cao bất thường có phải là tham nhũng?
So với 35 câu hỏi ở kỳ họp thứ sáu thì số lượng chất vấn được gửi đến Thủ tướng ở kỳ họp này đã giảm đi đáng kể. Nhưng “sức nóng” của các vấn đề thì dường như không giảm bao nhiêu.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết muốn Thủ tướng trả lời việc xếp lương cho lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và một số lãnh đạo Bộ Tài chính cao bất thường (có người tới gần 1 tỷ đồng/năm) trong khi doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả có phải là hình thức tham nhũng không, trách nhiệm thuộc về ai và Chính phủ đã xử lý thế nào?
Vị đại biểu này cũng chính là người đã nêu chất vấn về sự chậm chạp trong việc điều tra, xử lý nghi án nhận hối lộ ở dự án đại lộ Đông Tây liên quan đến vụ án đưa hối lộ của quan chức Công ty PCI (Nhật Bản) với Thủ tướng tại kỳ họp trước.
Theo đại biểu Lê Việt Trường thì việc cấp phép của chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực như các dự án sản xuất thép, thủy điện vừa và nhỏ, dự án sân golf, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng….đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Song, cách xử lý của Chính phủ chỉ mang tính tình thế. Đại biểu Trường muốn biết quan điểm của Thủ tướng về phân cấp quản lý nhà nước cho địa phương. Và những giải pháp căn cơ để giải quyết những biểu hiện không lành mạnh nêu trên nhằm “phòng ngừa tình trạng buông lỏng của cấp trên, tùy tiện, lạm quyền, nhờn luật của cấp dưới?”.
Liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, có tới ba vị đại biểu cùng chất vấn người đứng đầu Chính phủ về khả năng có thể thực hiện xong việc này trong tháng 7/2010 theo luật định hay không.
Một số vị đại biểu chất vấn Thủ tướng về giải pháp lập lại trật tự kỷ cương xã hội khi tình trạng xuống cấp đạo đức, vi phạm pháp luật…có xu hướng gia tăng. Nhưng báo cáo của Chính phủ còn nhẹ về xã hội, văn hóa, môi trường…
Lo vì nợ, “sợ” vì thiếu điện
Trong số 169 chất vấn được gửi đến các bộ, ngành, Bộ Công Thương dẫn đầu với 26 chất vấn về nhiều vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là tình trạng thiếu điện, cắt điện và hoạt động của EVN.
Câu hỏi được đại biểu Võ Minh Thức đặt ra là có phải do độc quyền mà EVN đã không huy động các nhà máy điện có thể phát để hòa vào điện vào lưới điện quốc gia vì lý do giá thành cao? Lý do EVN đưa ra các nhà máy điện không thể huy động để phát điện vì sự cố có đúng không?
Ngay từ kỳ họp thứ tư, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình trạng cắt điện tràn lan và trách nhiệm của EVN. Tại đó, câu trả lời của Bộ trưởng là “năm 2009 có thể tình hình sẽ được cải thiện hơn, song vẫn thiếu điện. Bộ Công Thương đã chỉ đạo tránh cắt giảm tràn lan, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện”.
Sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này, song Bộ trưởng Bộ Tài chính vẫn nhận được 12 chất vấn bằng văn bản.
Và, mối quan tâm của nhiều đại biểu chính là các giải pháp làm lành mạnh nền tài chính, tránh “vết xe đổ” của Hy Lạp.
Đại biểu Nguyễn Thúc Kháng nêu thực tế trong giai đoạn gần đây rất nhiều dự án có vốn đầu tư rất lớn được đưa ra xem xét và thông qua tại Quốc hội từng năm một. Và đề nghị Bộ Tài chính cho biết dự kiến các đề án lớn sẽ được đưa ra cho các năm tiếp theo, dự kiến phân bổ nguồn vốn trong đó có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho các dự án đã thông qua và các dự án sẽ được thông qua từng năm.
Mối liên hệ việc triển khai các dự án với bội chi ngân sách và dư nợ Chính phủ, đánh giá của bộ về tình hình dư nợ Chính phủ hiện nay cũng cũng là chất vấn của vị đại biểu này.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, trong số gần 170 chất vấn tại kỳ họp này, nhiều vấn đề không mới vẫn xuất hiện. Đó là những chất vấn liên quan đến tiêu thụ nông sản, kiểm soát giá cả vật tư nông nghiệp, sử dụng đất đai lãng phí....
Đó là một trong số 13 chất vấn gửi đến Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy đang diễn ra.
Lương cao bất thường có phải là tham nhũng?
So với 35 câu hỏi ở kỳ họp thứ sáu thì số lượng chất vấn được gửi đến Thủ tướng ở kỳ họp này đã giảm đi đáng kể. Nhưng “sức nóng” của các vấn đề thì dường như không giảm bao nhiêu.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết muốn Thủ tướng trả lời việc xếp lương cho lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và một số lãnh đạo Bộ Tài chính cao bất thường (có người tới gần 1 tỷ đồng/năm) trong khi doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả có phải là hình thức tham nhũng không, trách nhiệm thuộc về ai và Chính phủ đã xử lý thế nào?
Vị đại biểu này cũng chính là người đã nêu chất vấn về sự chậm chạp trong việc điều tra, xử lý nghi án nhận hối lộ ở dự án đại lộ Đông Tây liên quan đến vụ án đưa hối lộ của quan chức Công ty PCI (Nhật Bản) với Thủ tướng tại kỳ họp trước.
Theo đại biểu Lê Việt Trường thì việc cấp phép của chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực như các dự án sản xuất thép, thủy điện vừa và nhỏ, dự án sân golf, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng….đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Song, cách xử lý của Chính phủ chỉ mang tính tình thế. Đại biểu Trường muốn biết quan điểm của Thủ tướng về phân cấp quản lý nhà nước cho địa phương. Và những giải pháp căn cơ để giải quyết những biểu hiện không lành mạnh nêu trên nhằm “phòng ngừa tình trạng buông lỏng của cấp trên, tùy tiện, lạm quyền, nhờn luật của cấp dưới?”.
Liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, có tới ba vị đại biểu cùng chất vấn người đứng đầu Chính phủ về khả năng có thể thực hiện xong việc này trong tháng 7/2010 theo luật định hay không.
Một số vị đại biểu chất vấn Thủ tướng về giải pháp lập lại trật tự kỷ cương xã hội khi tình trạng xuống cấp đạo đức, vi phạm pháp luật…có xu hướng gia tăng. Nhưng báo cáo của Chính phủ còn nhẹ về xã hội, văn hóa, môi trường…
Lo vì nợ, “sợ” vì thiếu điện
Trong số 169 chất vấn được gửi đến các bộ, ngành, Bộ Công Thương dẫn đầu với 26 chất vấn về nhiều vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là tình trạng thiếu điện, cắt điện và hoạt động của EVN.
Câu hỏi được đại biểu Võ Minh Thức đặt ra là có phải do độc quyền mà EVN đã không huy động các nhà máy điện có thể phát để hòa vào điện vào lưới điện quốc gia vì lý do giá thành cao? Lý do EVN đưa ra các nhà máy điện không thể huy động để phát điện vì sự cố có đúng không?
Ngay từ kỳ họp thứ tư, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình trạng cắt điện tràn lan và trách nhiệm của EVN. Tại đó, câu trả lời của Bộ trưởng là “năm 2009 có thể tình hình sẽ được cải thiện hơn, song vẫn thiếu điện. Bộ Công Thương đã chỉ đạo tránh cắt giảm tràn lan, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện”.
Sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này, song Bộ trưởng Bộ Tài chính vẫn nhận được 12 chất vấn bằng văn bản.
Và, mối quan tâm của nhiều đại biểu chính là các giải pháp làm lành mạnh nền tài chính, tránh “vết xe đổ” của Hy Lạp.
Đại biểu Nguyễn Thúc Kháng nêu thực tế trong giai đoạn gần đây rất nhiều dự án có vốn đầu tư rất lớn được đưa ra xem xét và thông qua tại Quốc hội từng năm một. Và đề nghị Bộ Tài chính cho biết dự kiến các đề án lớn sẽ được đưa ra cho các năm tiếp theo, dự kiến phân bổ nguồn vốn trong đó có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho các dự án đã thông qua và các dự án sẽ được thông qua từng năm.
Mối liên hệ việc triển khai các dự án với bội chi ngân sách và dư nợ Chính phủ, đánh giá của bộ về tình hình dư nợ Chính phủ hiện nay cũng cũng là chất vấn của vị đại biểu này.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, trong số gần 170 chất vấn tại kỳ họp này, nhiều vấn đề không mới vẫn xuất hiện. Đó là những chất vấn liên quan đến tiêu thụ nông sản, kiểm soát giá cả vật tư nông nghiệp, sử dụng đất đai lãng phí....