Cho thuê đất trồng rừng: Bộ không báo cáo sai
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải thích số liệu cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, số liệu của Bộ tại báo cáo của Chính phủ ngày 7/6/2010 gửi Quốc hội về việc một số tỉnh cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lâm nghiệp trồng rừng là đúng.
Tại kỳ họp này của Quốc hội, những câu hỏi về trách nhiệm của việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng - vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua - đã được đặt ra nhiều lần, với nhiều thành viên Chính phủ.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức phát sáng 11/6 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình cho biết hiện nay toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh (tại báo cáo của Chính phủ là 10 tỉnh). Với diện tích đất rừng là trên 398.374 ha (báo cáo của Chính phủ là 305.352 ha).
Tuy nhiên, văn bản ngày 16/6/2010 của Bộ khẳng định “đến thời điểm này, có 10 tỉnh có doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng với tổng diện tích 305.353,4 ha, trong đó, diện tích đã cho thuê là 15.664,45 ha, diện tích liên doanh liên kết trồng rừng là 18.160 ha”.
Đây là số liệu đã được đối chiếu giữa 3 cơ quan (Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở số liệu báo cáo của các địa phương trước 31/12/2009, số liệu thống kê có được và kết quả khảo sát thực tế ở một số địa phương, báo cáo viết.
Bộ trưởng cũng cho biết, tất cả 18 tỉnh được Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đề cập đều có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Tuy nhiên, không phải tất cả 18 tỉnh đều có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng.
Cụ thể:10 tỉnh có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâm nghiệp trồng rừng là Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hoà và Bình Dương (như đã nêu trong báo cáo ngày 7/6/2010 của Chính phủ).
4 tỉnh (Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai) có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản.
2 tỉnh (Lâm Đồng, Bình Thuận) có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư các dự án tổng hợp (trồng chè, trồng hoa, cây nông lâm kết hợp, chăn nuôi, du lịch sinh thái,...).
Tỉnh Yên Bái chưa có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, chỉ có nhà đầu tư Thái Lan khai thác và sản xuất tranh đá.
Còn Hoà Bình có 2 doanh nghiệp đã được cấp phép thành lập doanh nghiệp, song Công ty TNHH Đầu tư và phát triển lâm nghiệp Grandsource - Brunei không hoạt động và UBND tỉnh đã thu hồi giấy phép. Công ty Hữu hạn Cổ phần Công nghiệp Giai Hào - Đài Loan không thuê đất trồng rừng trong tỉnh mà thuê đất trồng rừng ở tỉnh Khánh Hoà, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo nêu rõ.
Về diện tích đất cho thuê, lý do có sự chênh lệnh, theo giải thích của Bộ là do Ủy ban dựa theo báo cáo của các cơ quan công an thống kê diện tích dự kiến theo giấy phép đầu tư của các tỉnh.
Còn Bộ thống kê diện tích dự kiến theo giấy chứng nhận đầu tư và Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết chính thức của các tỉnh có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâm nghiệp trồng rừng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp tục rà soát, kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. “Việc rà soát kiểm tra sẽ làm rõ thêm các vấn đề liên quan”.
Tại kỳ họp này của Quốc hội, những câu hỏi về trách nhiệm của việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng - vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua - đã được đặt ra nhiều lần, với nhiều thành viên Chính phủ.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức phát sáng 11/6 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình cho biết hiện nay toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh (tại báo cáo của Chính phủ là 10 tỉnh). Với diện tích đất rừng là trên 398.374 ha (báo cáo của Chính phủ là 305.352 ha).
Tuy nhiên, văn bản ngày 16/6/2010 của Bộ khẳng định “đến thời điểm này, có 10 tỉnh có doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng với tổng diện tích 305.353,4 ha, trong đó, diện tích đã cho thuê là 15.664,45 ha, diện tích liên doanh liên kết trồng rừng là 18.160 ha”.
Đây là số liệu đã được đối chiếu giữa 3 cơ quan (Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở số liệu báo cáo của các địa phương trước 31/12/2009, số liệu thống kê có được và kết quả khảo sát thực tế ở một số địa phương, báo cáo viết.
Bộ trưởng cũng cho biết, tất cả 18 tỉnh được Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đề cập đều có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Tuy nhiên, không phải tất cả 18 tỉnh đều có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng.
Cụ thể:10 tỉnh có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâm nghiệp trồng rừng là Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hoà và Bình Dương (như đã nêu trong báo cáo ngày 7/6/2010 của Chính phủ).
4 tỉnh (Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai) có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản.
2 tỉnh (Lâm Đồng, Bình Thuận) có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư các dự án tổng hợp (trồng chè, trồng hoa, cây nông lâm kết hợp, chăn nuôi, du lịch sinh thái,...).
Tỉnh Yên Bái chưa có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, chỉ có nhà đầu tư Thái Lan khai thác và sản xuất tranh đá.
Còn Hoà Bình có 2 doanh nghiệp đã được cấp phép thành lập doanh nghiệp, song Công ty TNHH Đầu tư và phát triển lâm nghiệp Grandsource - Brunei không hoạt động và UBND tỉnh đã thu hồi giấy phép. Công ty Hữu hạn Cổ phần Công nghiệp Giai Hào - Đài Loan không thuê đất trồng rừng trong tỉnh mà thuê đất trồng rừng ở tỉnh Khánh Hoà, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo nêu rõ.
Về diện tích đất cho thuê, lý do có sự chênh lệnh, theo giải thích của Bộ là do Ủy ban dựa theo báo cáo của các cơ quan công an thống kê diện tích dự kiến theo giấy phép đầu tư của các tỉnh.
Còn Bộ thống kê diện tích dự kiến theo giấy chứng nhận đầu tư và Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết chính thức của các tỉnh có doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâm nghiệp trồng rừng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp tục rà soát, kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. “Việc rà soát kiểm tra sẽ làm rõ thêm các vấn đề liên quan”.