Chống chuyển giá: Nên rút phép doanh nghiệp FDI “lỗ” liên tục?
Cục trưởng Cục Thuế Tp.HCM nói về “dấu hiệu không bình thường” trong hoạt động của doanh nghiệp FDI
Tp.HCM là địa bàn có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoạt động. Hành vi chuyển giá để trốn thuế của khối doanh nghiệp này cũng là vấn đề nổi cộm trong những năm qua.
Ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế Tp.HCM, cho rằng tình trạng nhiều doanh nghiệp FDI báo cáo thua lỗ liên tục qua nhiều năm, một số doanh nghiệp có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tăng cường sản xuất là một “dấu hiệu không bình thường”.
Trong công tác thanh tra chống chuyển giá, một số “thủ thuật” thường được các doanh nghiệp áp dụng là gì, thưa ông?
Một số doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ ở mức giá cao. Sau đó, họ bán lại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho công ty mẹ với giá thấp. Với cách làm này, các doanh nghiệp FDI tránh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Một số doanh nghiệp FDI kê khống giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài cũng làm cho mức nhập siêu tăng lên. Hậu quả của việc này là làm cho giá thành sản phẩm do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá thành cao là cơ sở để doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ.
Nguy hiểm hơn, tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Dựa vào những dấu hiệu nghi vấn nào, cơ quan thuế có thể tiến hành thanh tra để phát hiện sai phạm?
Doanh nghiệp kê khai hạch toán không chính xác doanh thu và chi phí, thể hiện kết quả kinh doanh liên tục lỗ nhiều năm và bị mất vốn chủ sở hữu, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư sản xuất, tập trung vào nhiều lĩnh vực ngành nghề như doanh nghiệp gia công xuất khẩu may mặc, túi xách, da giày. Giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị có quan hệ liên kết thấp hơn giá bán cho các đơn vị giao dịch độc lập.
Công ty mẹ phân bổ chi phí cho công ty con tại Việt Nam và công ty con tại Việt Nam hạch toán vào chi phí tại Việt Nam một số khoản mục về quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu, mở rộng thị trường, chi phí lãi vay... mà thực chất các khoản chi phí này phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trải.
Mục đích của các giao dịch này là nhằm tối thiểu hóa việc phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp FDI thường lợi dụng việc khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các nước để xuất chuyển hàng hóa đến quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam.
Ngoài ra, công ty mẹ thường dựa vào các chính sách ưu đãi giữa các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam để tiến hành các hoạt động sáp nhập, giải thể, điều chuyển các địa điểm sản xuất, kinh doanh từ vùng này sang vùng khác để tận dụng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giao dịch liên kết là yếu tố chủ yếu tạo nên hiện tượng chuyển giá?
Qua thanh tra các doanh nghiệp lỗ đều có dấu hiệu chuyển giá trong các quan hệ có giao dịch liên kết. Đối với sản xuất gia công đặc biệt ngành may mặc da giày của các doanh nghiệp FDI, giá gia công đều phụ thuộc nước ngoài là chủ đầu tư và thấp hơn chi phí, treo lại chi phí tiền lương đã trả cho công nhân số tiền hàng trăm tỷ đồng, lớn hơn doanh thu đã kê khai.
Đối với dịch vụ xuất hiện trường hợp chuyển giá đối với phí quản lý của phía nước ngoài, chi phí chuyên gia, lãi vay ngân hàng, thương hiệu bản quyền... Đối với tài sản máy móc thiết bị nhập khẩu từ các công ty trong tập đoàn, giá trị máy móc thiết bị lớn nhưng hiệu quả sử dụng thấp, có trường hợp vừa nhập khẩu thời gian sử dụng chưa được bao lâu đã không còn phù hợp với sản xuất kinh doanh phải thanh lý tài sản giá trị thu hồi thấp hoặc phải hủy hoàn toàn.
Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thể hiện giá nhập khẩu từ người cung cấp độc lập giá thấp hơn giá nhập khẩu từ người cung cấp trong cùng tập đoàn hay từ phía công ty mẹ của doanh nghiệp. Đồng thời, có yếu tố gian lận trong việc khai báo hàng hóa xuất khẩu, khai thiếu tờ khai xuất khẩu.
Chiến dịch chống chuyển giá đã được khởi động từ nhiều năm, tuy nhiên, hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra, công tác thanh tra chống chuyển giá gặp khó khăn gì, thưa ông?
Việc so sánh giá giao dịch độc lập gặp rất nhiều khó khăn do khó tìm được sự tương đồng hoàn toàn của hàng hóa dịch vụ để so sánh, nên khó có sự thống nhất của doanh nghiệp khi bị điều chỉnh. Hiện nay đang áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi, chủ yếu so sánh về chức năng hoạt động của doanh nghiệp khi thanh tra các doanh nghiệp gia công may mặc.
Các dữ liệu thông tin cũng còn hạn chế, không đủ căn cứ pháp lý khi sử dụng, các ứng dụng về thông tin người nộp thuế còn phân tán, không đầy đủ, không có sự kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các bên khác. Thiếu các cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác ấn định thuế có tính chất hệ thống và căn cứ pháp lý.
Theo ông, có nên quy định rút giấy phép doanh nghiệp FDI hoạt động thua lỗ liên tục trong nhiều năm?
Trước đây, Luật Đầu tư nước ngoài có quy định xem xét lại giấy phép đầu tư đối với các trường hợp lỗ quá 3 năm, cũng làm hạn chế việc kê khai lỗ trong những năm đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài.
Nếu cần thiết, Nhà nước phải xem xét lại các quy định của Luật Đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế Tp.HCM, cho rằng tình trạng nhiều doanh nghiệp FDI báo cáo thua lỗ liên tục qua nhiều năm, một số doanh nghiệp có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tăng cường sản xuất là một “dấu hiệu không bình thường”.
Trong công tác thanh tra chống chuyển giá, một số “thủ thuật” thường được các doanh nghiệp áp dụng là gì, thưa ông?
Một số doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ ở mức giá cao. Sau đó, họ bán lại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho công ty mẹ với giá thấp. Với cách làm này, các doanh nghiệp FDI tránh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Một số doanh nghiệp FDI kê khống giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài cũng làm cho mức nhập siêu tăng lên. Hậu quả của việc này là làm cho giá thành sản phẩm do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá thành cao là cơ sở để doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ.
Nguy hiểm hơn, tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Dựa vào những dấu hiệu nghi vấn nào, cơ quan thuế có thể tiến hành thanh tra để phát hiện sai phạm?
Doanh nghiệp kê khai hạch toán không chính xác doanh thu và chi phí, thể hiện kết quả kinh doanh liên tục lỗ nhiều năm và bị mất vốn chủ sở hữu, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư sản xuất, tập trung vào nhiều lĩnh vực ngành nghề như doanh nghiệp gia công xuất khẩu may mặc, túi xách, da giày. Giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị có quan hệ liên kết thấp hơn giá bán cho các đơn vị giao dịch độc lập.
Công ty mẹ phân bổ chi phí cho công ty con tại Việt Nam và công ty con tại Việt Nam hạch toán vào chi phí tại Việt Nam một số khoản mục về quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu, mở rộng thị trường, chi phí lãi vay... mà thực chất các khoản chi phí này phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trải.
Mục đích của các giao dịch này là nhằm tối thiểu hóa việc phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp FDI thường lợi dụng việc khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các nước để xuất chuyển hàng hóa đến quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam.
Ngoài ra, công ty mẹ thường dựa vào các chính sách ưu đãi giữa các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam để tiến hành các hoạt động sáp nhập, giải thể, điều chuyển các địa điểm sản xuất, kinh doanh từ vùng này sang vùng khác để tận dụng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giao dịch liên kết là yếu tố chủ yếu tạo nên hiện tượng chuyển giá?
Qua thanh tra các doanh nghiệp lỗ đều có dấu hiệu chuyển giá trong các quan hệ có giao dịch liên kết. Đối với sản xuất gia công đặc biệt ngành may mặc da giày của các doanh nghiệp FDI, giá gia công đều phụ thuộc nước ngoài là chủ đầu tư và thấp hơn chi phí, treo lại chi phí tiền lương đã trả cho công nhân số tiền hàng trăm tỷ đồng, lớn hơn doanh thu đã kê khai.
Đối với dịch vụ xuất hiện trường hợp chuyển giá đối với phí quản lý của phía nước ngoài, chi phí chuyên gia, lãi vay ngân hàng, thương hiệu bản quyền... Đối với tài sản máy móc thiết bị nhập khẩu từ các công ty trong tập đoàn, giá trị máy móc thiết bị lớn nhưng hiệu quả sử dụng thấp, có trường hợp vừa nhập khẩu thời gian sử dụng chưa được bao lâu đã không còn phù hợp với sản xuất kinh doanh phải thanh lý tài sản giá trị thu hồi thấp hoặc phải hủy hoàn toàn.
Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thể hiện giá nhập khẩu từ người cung cấp độc lập giá thấp hơn giá nhập khẩu từ người cung cấp trong cùng tập đoàn hay từ phía công ty mẹ của doanh nghiệp. Đồng thời, có yếu tố gian lận trong việc khai báo hàng hóa xuất khẩu, khai thiếu tờ khai xuất khẩu.
Chiến dịch chống chuyển giá đã được khởi động từ nhiều năm, tuy nhiên, hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra, công tác thanh tra chống chuyển giá gặp khó khăn gì, thưa ông?
Việc so sánh giá giao dịch độc lập gặp rất nhiều khó khăn do khó tìm được sự tương đồng hoàn toàn của hàng hóa dịch vụ để so sánh, nên khó có sự thống nhất của doanh nghiệp khi bị điều chỉnh. Hiện nay đang áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi, chủ yếu so sánh về chức năng hoạt động của doanh nghiệp khi thanh tra các doanh nghiệp gia công may mặc.
Các dữ liệu thông tin cũng còn hạn chế, không đủ căn cứ pháp lý khi sử dụng, các ứng dụng về thông tin người nộp thuế còn phân tán, không đầy đủ, không có sự kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các bên khác. Thiếu các cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác ấn định thuế có tính chất hệ thống và căn cứ pháp lý.
Theo ông, có nên quy định rút giấy phép doanh nghiệp FDI hoạt động thua lỗ liên tục trong nhiều năm?
Trước đây, Luật Đầu tư nước ngoài có quy định xem xét lại giấy phép đầu tư đối với các trường hợp lỗ quá 3 năm, cũng làm hạn chế việc kê khai lỗ trong những năm đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài.
Nếu cần thiết, Nhà nước phải xem xét lại các quy định của Luật Đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.