Chứng khoán Trung Quốc “rực lửa” vì nỗi lo “gọng kìm” kiểm soát ngày càng siết chặt

Bình Minh
Chia sẻ

Một cuộc bán tháo cổ phiếu các công ty giáo dục tư nhân đã gây sóng gió trên toàn thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (26/7)...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Một cuộc bán tháo cổ phiếu các công ty giáo dục tư nhân đã gây sóng gió trên toàn thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (26/7), khi nhà đầu tư lo sợ trước việc Chính phủ nước này tăng cường việc giám sát đối với một loạt lĩnh vực.

Chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc đại lục sụt 3,2%, trong khi Hang Seng Index của Hồng Kông “bốc hơi” 4,1%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất từ tháng 5 năm ngoái. Sự bán tháo lan rộng từ cổ phiếu giáo dục sang các lĩnh vực khác, trong đó mức giảm mạnh hơn cả thuộc về cổ phiếu công nghệ, y tế và bất động sản.

“Tôi chứng kiến sự bán tháo hoảng loạn trên thị trường, khi nhà đầu tư muốn phản ánh vào giá cổ phiếu khả năng Bắc Kinh siết chặt giám sát đối với tất cả các lĩnh vực có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần dây”, ông Castor Pang, Trưởng Bộ phận nghiên cứu của Core Pacific Yamaichi, nhận định. “Tôi không cho rằng nhà đầu tư muốn bắt đáy vào lúc này. Chúng ta không thể biết đâu là đáy”.

Cổ phiếu New Oriental Education & Technology Group Inc. giảm kỷ lục 47% trong phiên giao dịch tại Hồng Kông. Công ty cảnh báo rằng lệnh cấm mới sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đến kết quả kinh doanh.

Cổ phiếu Koolearn Technology Holding Ltd lao dốc 33%, mạnh nhất trong số các cổ phiếu thuộc Hang Seng Tech Index – chỉ số có mức giảm 6,6% trong phiên này.

Cổ phiếu China Maple Leaf Educational Systems Ltd. sụt 10%.

Cổ phiếu các công ty giáo dục Trung Quốc niêm yết tại thị trường Mỹ cũng đồng loạt giảm chóng mặt trước giờ giao dịch chính thức. Cổ phiếu TAL Education và New Oriental cùng giảm khoảng 30%, sau khi đã giảm cực sâu trong phiên ngày thứ Sáu.

Vào ngày thứ Bảy, Trung Quốc ban hành quy định mới cấm hoạt động dạy thêm vì lợi nhuận dựa trên chương trình học ở trường, đồng thời cấm các công ty giáo dục tư nhân phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc huy động vốn đầu tư. Đây là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp dạy thêm đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc.

“Kịch bản xấu nhất đã trở thành hiện thực”, một báo cáo của JPMorgan Chase nhận định, và không dám chắc về việc liệu cổ phiếu các công ty này có thể tiếp tục niêm yết. “Không rõ mức độ tái cơ cấu mà các công ty này phải trải qua là như thế nào theo các quy định mới. Theo quan điểm của chúng tôi, điều đó khiến các cổ phiếu này trở nên gần như không thể đầu tư”.

Lệnh cấm trên là bước cải cách mới nhất trong chiến dịch siết chặt quy chế giám sát chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc, nhằm vào một loạt ngành nghề từ công nghệ cho tới bất động sản.

Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế sức mạnh của những công ty công nghệ khổng lồ như Ant Group và Didi Global đã khiến giới đầu tư toàn cầu lao đao. Việc cắt giảm mức nợ trong ngành bất động sản Trung Quốc đang gây áp lực lên giá cổ phiếu của các công ty địa ốc nước này, khiến một chỉ số đo giá cổ phiếu của các công ty phát triển bất động sản Trung Quốc niêm yết ở Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 2.

Cổ phiếu Meituan sụt 14% phiên này sau khi Trung Quốc ra quy chế tăng cường giám sát lĩnh vực giao đồ ăn. Cổ phiếu các công ty quản lý bất động sản cũng giảm la liệt sau khi nhà chức trách tuyên bố sẽ tăng cường giám sát. Cổ phiếu y tế giảm theo vì nhà đầu tư lo ngại ngành này sẽ là mục tiêu tiếp theo của việc “siết gọng kìm”.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index của các cổ phiếu Trung Quốc đại lục niêm yết tại Hồng Kông rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market), với mức giảm 24% kể từ đỉnh thiết lập hồi tháng 2.

“Tâm trạng nói chung vào lúc này là rất xấu”, Giám đốc quản lý tài sản Jackson Wong thuộc Amber Hill Capital phát biểu. “Quy chế giám sát mới đối với ngành giáo dục là quá bất ngờ và ảnh hưởng thực sự tiêu cực đến toàn bộ thị trường”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con