Chứng khoán “vỡ trận”, Trung Quốc tìm người đổ lỗi
Bắc Kinh đã "can thiệp quá nhiều vào thị trường chứng khoán và giờ thì họ đang đẩy trách nhiệm cho người khác”
Đối mặt với một đợt sụt giảm chóng mặt mới trên thị trường chứng khoán, Trung Quốc đang ra sức tìm đối tượng để đổ lỗi về sự lao dốc của giá cổ phiếu.
Hãng tin Bloomberg cho biết, hôm qua (25/8), nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố mở một cuộc điều tra về những cáo buộc gian lận trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, hãng thông tấn Tân Hoa Xã lên tiếng kêu gọi nỗ lực “làm trong sạch” thị trường vốn.
Hãng thông tấn này còn đăng tải bình luận của một nhà nghiên cứu thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho rằng sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu những ngày qua là do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
Kể từ mức đỉnh hồi trung tuần tháng 6, chỉ số Shanghai Composite Index đến nay đã “bốc hơi” hơn 40%. Trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã có một thời kỳ tăng điểm chóng mặt kéo dài, được giới truyền thông “tung hô”. Khi những lo ngại về sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế nước này ngày một lớn, thị trường đã đảo chiều mạnh như một hệ quả tất yếu.
Kể từ khi cổ phiếu trên thị trường đại lục bắt đầu bị bán tháo vào tháng 6, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra những cáo buộc nói hành vi thao túng thị trường và các lực lượng nước ngoài đẩy chứng khoán nước này lao dốc. Cùng với đó, Bắc Kinh cũng tung ra một chương trình cứu thị trường chứng khoán chưa từng có tiền lệ.
Đến nay, chương trình hỗ trợ thị trường nói trên đã bị dừng. Tuy vậy, Trung Quốc lại bắt đầu một “chiến dịch” đổ lỗi mới, tìm người “giơ đầu chịu báng” cho sự sụt giảm của thị trường.
“Nhà chức trách đã can thiệp quá nhiều vào thị trường chứng khoán và giờ thì họ đang đẩy trách nhiệm cho người khác”, giáo sư kinh tế Hu Xingdou thuộc Học viện Công nghệ Bắc Kinh nhận định. “Thực ra, họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng thị trường này. Chính quyền đang tìm cách ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’”.
Theo Tân Hoa Xã, cảnh sát Trung Quốc đang điều tra một số người có liên quan đến Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), công ty chứng khoán Citic Securities, và tạp chí Caijing về nghi vấn một số tội danh, bao gồm giao dịch cổ phiếu bất hợp pháp, làm giả giấy tờ của cơ quan chức năng, và tung tin đồn thất thiệt.
Hãng thông tấn trên cũng đăng một bài bình luận kêu gọi thúc đẩy thực thi luật pháp nhằm làm trong sạch thị trường chứng khoán. “Chúng ta có lý do để tin rằng sẽ có thêm nhiều kẻ phạm tội và những hành vi phạm tội của chúng bị phơi bày. Chúng ta cũng tin rằng các cơ quan luật pháp sẽ điều tra kỹ lưỡng và áp dụng hình phạt cho dù kẻ phạm tội là ai đi chăng nữa”.
Các cuộc điều tra sẽ giúp “thị trường chứng khoán Trung Quốc trở thành một nơi công bằng, và tạo cho thị trường một tương lai lành mạnh và ổn định”, bài báo viết.
Một bài báo khác của Tân Hoa Xã dẫn lời ông Yao Yudong, Giám đốc Viện Nghiên cứu tài chính thuộc PBoC, nói rằng sự chao đảo của thị trường toàn cầu xuất phát từ dự báo FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 9, chứ không phải do lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, 4 công ty môi giới chứng khoán lớn nhất của Trung Quốc là Haitong, Huatai, GF và Founder cho biết đã bị CSRC điều tra về nghi vấn không tuân thủ các quy định về nắm rõ thông tin khách hàng.
Hồi tháng 7, Bộ Công an Trung Quốc tuyên bố sẽ giúp CSRC điều tra bằng chứng về hoạt động bán tháo “không lành mạnh” trên thị trường chứng khoán. Khi đó, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Meng Qingfeng đã tới thăm văn phòng của CSRC ở Bắc Kinh, động thái mang tính chất “gửi thông điệp” tới những nhà đầu tư vi phạm.
Giáo sư Hu nói, chính sự cổ vũ của Chính phủ Trung Quốc đã góp phần đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc lên mức không bền vững. “Chính phủ chịu trách nhiệm lớn nhất cho cuộc khủng hoảng này vì họ đã cố gắng đẩy thị trường lên bằng cách can thiệp và khuyến khích người dân tham gia”, ông Hu phát biểu.
Hãng tin Bloomberg cho biết, hôm qua (25/8), nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố mở một cuộc điều tra về những cáo buộc gian lận trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, hãng thông tấn Tân Hoa Xã lên tiếng kêu gọi nỗ lực “làm trong sạch” thị trường vốn.
Hãng thông tấn này còn đăng tải bình luận của một nhà nghiên cứu thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho rằng sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu những ngày qua là do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
Kể từ mức đỉnh hồi trung tuần tháng 6, chỉ số Shanghai Composite Index đến nay đã “bốc hơi” hơn 40%. Trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã có một thời kỳ tăng điểm chóng mặt kéo dài, được giới truyền thông “tung hô”. Khi những lo ngại về sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế nước này ngày một lớn, thị trường đã đảo chiều mạnh như một hệ quả tất yếu.
Kể từ khi cổ phiếu trên thị trường đại lục bắt đầu bị bán tháo vào tháng 6, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra những cáo buộc nói hành vi thao túng thị trường và các lực lượng nước ngoài đẩy chứng khoán nước này lao dốc. Cùng với đó, Bắc Kinh cũng tung ra một chương trình cứu thị trường chứng khoán chưa từng có tiền lệ.
Đến nay, chương trình hỗ trợ thị trường nói trên đã bị dừng. Tuy vậy, Trung Quốc lại bắt đầu một “chiến dịch” đổ lỗi mới, tìm người “giơ đầu chịu báng” cho sự sụt giảm của thị trường.
“Nhà chức trách đã can thiệp quá nhiều vào thị trường chứng khoán và giờ thì họ đang đẩy trách nhiệm cho người khác”, giáo sư kinh tế Hu Xingdou thuộc Học viện Công nghệ Bắc Kinh nhận định. “Thực ra, họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng thị trường này. Chính quyền đang tìm cách ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’”.
Theo Tân Hoa Xã, cảnh sát Trung Quốc đang điều tra một số người có liên quan đến Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), công ty chứng khoán Citic Securities, và tạp chí Caijing về nghi vấn một số tội danh, bao gồm giao dịch cổ phiếu bất hợp pháp, làm giả giấy tờ của cơ quan chức năng, và tung tin đồn thất thiệt.
Hãng thông tấn trên cũng đăng một bài bình luận kêu gọi thúc đẩy thực thi luật pháp nhằm làm trong sạch thị trường chứng khoán. “Chúng ta có lý do để tin rằng sẽ có thêm nhiều kẻ phạm tội và những hành vi phạm tội của chúng bị phơi bày. Chúng ta cũng tin rằng các cơ quan luật pháp sẽ điều tra kỹ lưỡng và áp dụng hình phạt cho dù kẻ phạm tội là ai đi chăng nữa”.
Các cuộc điều tra sẽ giúp “thị trường chứng khoán Trung Quốc trở thành một nơi công bằng, và tạo cho thị trường một tương lai lành mạnh và ổn định”, bài báo viết.
Một bài báo khác của Tân Hoa Xã dẫn lời ông Yao Yudong, Giám đốc Viện Nghiên cứu tài chính thuộc PBoC, nói rằng sự chao đảo của thị trường toàn cầu xuất phát từ dự báo FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 9, chứ không phải do lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, 4 công ty môi giới chứng khoán lớn nhất của Trung Quốc là Haitong, Huatai, GF và Founder cho biết đã bị CSRC điều tra về nghi vấn không tuân thủ các quy định về nắm rõ thông tin khách hàng.
Hồi tháng 7, Bộ Công an Trung Quốc tuyên bố sẽ giúp CSRC điều tra bằng chứng về hoạt động bán tháo “không lành mạnh” trên thị trường chứng khoán. Khi đó, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Meng Qingfeng đã tới thăm văn phòng của CSRC ở Bắc Kinh, động thái mang tính chất “gửi thông điệp” tới những nhà đầu tư vi phạm.
Giáo sư Hu nói, chính sự cổ vũ của Chính phủ Trung Quốc đã góp phần đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc lên mức không bền vững. “Chính phủ chịu trách nhiệm lớn nhất cho cuộc khủng hoảng này vì họ đã cố gắng đẩy thị trường lên bằng cách can thiệp và khuyến khích người dân tham gia”, ông Hu phát biểu.