Chuỗi rạp phim lớn thứ hai thế giới phá sản, do Covid-19 hay lạm phát?

Tuệ Mỹ
Chia sẻ

Có trụ sở tại Anh, Cineworld Group hiện đang là chuỗi rạp phim lớn nhì thế giới khi sở hữu hơn 9.000 màn hình tại 747 địa điểm. Doanh thu của họ phần lớn đến từ Mỹ, sau khi doanh nghiệp này mua lại rạp Regal Cinemas vào năm 2018…

Ảnh: Financial Times
Ảnh: Financial Times

Theo CNN, ngày 7/9, công ty này đã thông báo về việc đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án bang Texas (Mỹ), mục đích nhằm giảm bớt khối nợ lên tới 5 tỷ USD ở hiện tại. Công ty này cũng được cho là sẽ nộp đơn xin vỡ nợ ở Anh, theo Wall Street Journal.

Cineworld đặt kỳ vọng, động thái này sẽ góp phần “củng cố bảng cân đối kế toán và cung cấp sức mạnh tài chính, sự linh hoạt để đẩy nhanh chiến lược của Cineworld trong ngành phim ảnh”. Theo tiết lộ của công ty, để tiếp tục vận hành, họ đã tiếp cận được gần 2 tỷ USD vốn từ các chủ nợ hiện tại. 

Cineworld viết trong thông báo: “Chúng tôi dự kiến vẫn vận hành việc kinh doanh trên toàn cầu và các rạp phim như bình thường trong suốt quy trình phá sản”. Trong khi đó, ông Mooky Greidinger, CEO Cineworld cho biết: “Đại dịch là thời gian cực kỳ khó khăn với chúng tôi, khi các rạp phim bị buộc đóng cửa và lịch sản xuất phim bị gián đoạn nghiêm trọng. Điều đó đã đẩy chúng tôi đến tình trạng này”.

Công ty này hồi cuối tháng trước đã cảnh báo về cân nhắc nộp đơn phá sản để giảm nợ. Theo ông Greidinger, động thái nộp đơn xin bảo hộ phá sản “là một phần nằm trong kế hoạch củng cố tài chính và giảm nợ, nhằm tạo ra cấu trúc vốn bền vững cũng như mô hình kinh doanh hiệu quả hơn. Hoạt động này sẽ cho phép Cineworld có thể tiếp tục chiến lược tạo ra những trải nghiệm xem phim mới đến khách hàng, thông qua việc sử dụng màn hình tiên tiến hay nâng cấp tại các rạp phim chính. 

Cineworld đã trải qua sự chật vật trong đại dịch giống như tất cả các rạp chiếu phim khác. Chỉ tính riêng 2 năm, tổng số tiền lỗ của công ty lên tới 3,266 tỷ USD. Trong đó, số tiền lỗ năm 2020 là 2,7 tỷ USD và năm 2021 là 566 triệu USD. Hiện nay, các rạp chiếu phim đã được mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh vì thế cũng được cải thiện. Nhưng để trở về trạng thái bình thường, họ sẽ còn phải đi một chặng đường dài nữa.

Sau thời gian dài gián đoạn hoạt động vì đại dịch, chi phí sinh hoạt tăng cao khiến mọi người cắt giảm chi tiêu và quay lưng với rạp chiếu phim.
Sau thời gian dài gián đoạn hoạt động vì đại dịch, chi phí sinh hoạt tăng cao khiến mọi người cắt giảm chi tiêu và quay lưng với rạp chiếu phim.

Hè này, nhờ các phim bom tấn như Top Gun: Maverick  hay Jurassic Park: Dominion mà doanh số phòng vé tại Mỹ tăng mạnh. Tuy nhiên, vài tuần gần đây, số người đến rạp lại giảm mạnh vì thiếu phim mới cũng như sự ảnh hưởng bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng đến Hollywood. Nhiều phim thay vì được chiếu rạp cũng chuyển sang phát trên các nền tảng trực tuyến. Nhưng ngày cả Netflix – từ lâu đã được xem là ông hoàng dịch vụ phát trực tuyến – gần đây cũng báo cáo lượng người dùng giảm mạnh, do chi phí sinh hoạt tăng cao khiến mọi người cắt giảm chi tiêu.

Cineworld cho biết số lượng khách xem phim hậu Covid-19 quá thấp và đổ lỗi cho chuyện phát hành phim “hạn chế”. Tổng cộng, doanh thu phòng vé năm nay giảm một phần ba (32%) so với cùng kỳ năm 2019, trước khi có đại dịch. Tuyên bố mới đây của công ty có đoạn: ''Bất chấp nhu cầu đến rạp đã hồi phục dần dần từ sau khi tái mở cửa vào tháng 4/2021, nhưng lưu lượng khán giả đến rạp vẫn thấp hơn kỳ vọng. Nguyên nhân do lượng phim ra rạp quá ít và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn đến tháng 11/2022, làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của tập đoàn trong tương lai gần''.

Cineworld có 128 rạp ở Anh Quốc và Ireland. Chuỗi rạp hoạt động ở 10 quốc gia, bao gồm Mỹ, Ba Lan, và Israel. Cineworld hiện có giá trị thị trường khoảng 69 triệu USD nhưng hiện đang gánh gần 5 tỷ USD tiền nợ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con