Chuyện thú vị về sóng di động ở đảo Thổ Chu
Nhờ sóng di động phủ trên biển cách xa bờ hàng chục km, nhiều ngư dân gặp nạn ở gần hòn đảo tiền tiêu Thổ Chu đã gọi được quân đội tới giải cứu khỏi chiếc ghe đã bị “phá nước”
Nhờ sóng di động phủ trên biển cách xa bờ hàng chục km, nhiều ngư dân gặp nạn ở gần hòn đảo tiền tiêu Thổ Chu đã gọi được quân đội tới giải cứu khỏi chiếc ghe đã bị “phá nước”.
Sóng di động ứng cứu ngư dân
Trên hải đồ Việt Nam, quần đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang rộng khoảng 16 km2, riêng đảo Thổ Chu khoảng 13 km2. Ngoài phần đất dành cho cư dân không đáng kể, thì chủ yếu là rừng.
Muốn ra Thổ Chu, khách sẽ phải ngồi tàu liên tục 8 giờ và mỗi tuần chỉ có một chuyến. Gắn bó với đảo hơn 20 năm, Thượng tá Dương Đức Mười, Trung đoàn Trưởng, Trung đoàn 152 thuộc quân Khu 9 ở xã đảo Thổ Châu, thuộc quần đảo Thổ Chu cho biết, lo nhất là mùa biển động,những tình thế ứng cứu cấp bách về người trên đảo gặp nhiều khó khăn.
Cuối năm 2014, cách đảo Thổ Chu 20 hải lý, trong một đêm mưa gió bão cấp 12, nhiều đợt sóng dữ dội, một chiếc ghe của bà con ngư dân bị sóng đánh bạt ra xa, ghe đã bị “phá nước” sắp chìm. Ngư dân trên ghe đã gọi điện về cho Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 152, quân khu 9 cầu cứu.
Lúc đó trời đã tối, Tư lệnh quân khu 9 đã chỉ đạo anh em, lực lượng các chiến sĩ phối hợp với các ghe tàu gần đó lập tức đến ứng cứu. Họ đã cứu sống thành công gần chục sinh mạng ngư dân trong đêm đó.
Nối liền khoảng cách đất liền - đảo tiền tiêu
Nếu như ở đất liền, sóng di động phủ khắp không có gì đặc biệt. Thế nhưng, ở Thổ Chu, việc có mạng di động phủ sóng toàn đảo, có cả 3G lại đưa vùng phủ sóng trên biển cách xa hàng chục km, giúp ngư dân liên lạc thông suốt với bờ thì chỉ có Viettel thực hiện được. Con số các vụ cứu sống ngư dân khi gặp nạn xa bờ nhờ sóng di động của nhà mạng quân đội đang ngày càng tăng đáng kể.
Mùa biển động năm 2010, một ca sinh khó trên đảo không thể chuyển vào đất liền cấp cứu. Nhớ lại thời điểm đó, Thượng tá Mười kể: “Cả nhân lực và cơ sở vật chất y tế trên đảo còn thiếu thốn nhiều lắm! Ngay cả bác sĩ cũng không có người nào chuyên mổ sản phụ nên không dám thực hiện ca mổ.
Tình thế lúc này quá bức bách, các bác sĩ trên đảo gọi di động về trao đổi trực tiếp bằng điện thoại với các bác sĩ trong đất liền. Qua điện thoại, các bác sĩ tuyến trên hướng dẫn đồng nghiệp mình từng bước thực hiện ca mổ khó đó, nhờ vậy mà đã cứu sống được cả mẹ và con.
Trước đó, liên lạc với Thổ Chu và đất liền chỉ qua những chuyến tàu. Từ khi Viettel tới đây phủ sóng rộng khắp đảo, khoảng cách giữa đảo tiền tiêu và đất liền như ngắn lại”.
Trên quần đảo Thổ Chu, Hòn Nhạn thuộc quần đảo này chiếm giữ vị trí đường A1 của Việt Nam được coi là điểm cực Tây Nam của Tổ quốc. Nơi đây, bốn mùa chỉ có những cánh nhạn in trên đá, dù diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 2.000 m2 như một viên sỏi nhỏ bé giữa biển khơi nhưng Hòn Nhạn chưa bao giờ vắng bóng những người lính làm nhiệm vụ giữ đảo.
Chiến sĩ trẻ Nguyễn Vũ Linh tại hòn đảo này nói rằng, hòn đảo tiền tiêu dù khoảng cách địa lý xa biền biệt với đất mẹ, nhưng khoảng cách thông tin đã được nối liền, kiên gan, khí phách nơi cột mốc chủ quyền của Việt Nam.
Sóng di động ứng cứu ngư dân
Trên hải đồ Việt Nam, quần đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang rộng khoảng 16 km2, riêng đảo Thổ Chu khoảng 13 km2. Ngoài phần đất dành cho cư dân không đáng kể, thì chủ yếu là rừng.
Muốn ra Thổ Chu, khách sẽ phải ngồi tàu liên tục 8 giờ và mỗi tuần chỉ có một chuyến. Gắn bó với đảo hơn 20 năm, Thượng tá Dương Đức Mười, Trung đoàn Trưởng, Trung đoàn 152 thuộc quân Khu 9 ở xã đảo Thổ Châu, thuộc quần đảo Thổ Chu cho biết, lo nhất là mùa biển động,những tình thế ứng cứu cấp bách về người trên đảo gặp nhiều khó khăn.
Cuối năm 2014, cách đảo Thổ Chu 20 hải lý, trong một đêm mưa gió bão cấp 12, nhiều đợt sóng dữ dội, một chiếc ghe của bà con ngư dân bị sóng đánh bạt ra xa, ghe đã bị “phá nước” sắp chìm. Ngư dân trên ghe đã gọi điện về cho Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 152, quân khu 9 cầu cứu.
Lúc đó trời đã tối, Tư lệnh quân khu 9 đã chỉ đạo anh em, lực lượng các chiến sĩ phối hợp với các ghe tàu gần đó lập tức đến ứng cứu. Họ đã cứu sống thành công gần chục sinh mạng ngư dân trong đêm đó.
Nối liền khoảng cách đất liền - đảo tiền tiêu
Nếu như ở đất liền, sóng di động phủ khắp không có gì đặc biệt. Thế nhưng, ở Thổ Chu, việc có mạng di động phủ sóng toàn đảo, có cả 3G lại đưa vùng phủ sóng trên biển cách xa hàng chục km, giúp ngư dân liên lạc thông suốt với bờ thì chỉ có Viettel thực hiện được. Con số các vụ cứu sống ngư dân khi gặp nạn xa bờ nhờ sóng di động của nhà mạng quân đội đang ngày càng tăng đáng kể.
Mùa biển động năm 2010, một ca sinh khó trên đảo không thể chuyển vào đất liền cấp cứu. Nhớ lại thời điểm đó, Thượng tá Mười kể: “Cả nhân lực và cơ sở vật chất y tế trên đảo còn thiếu thốn nhiều lắm! Ngay cả bác sĩ cũng không có người nào chuyên mổ sản phụ nên không dám thực hiện ca mổ.
Tình thế lúc này quá bức bách, các bác sĩ trên đảo gọi di động về trao đổi trực tiếp bằng điện thoại với các bác sĩ trong đất liền. Qua điện thoại, các bác sĩ tuyến trên hướng dẫn đồng nghiệp mình từng bước thực hiện ca mổ khó đó, nhờ vậy mà đã cứu sống được cả mẹ và con.
Trước đó, liên lạc với Thổ Chu và đất liền chỉ qua những chuyến tàu. Từ khi Viettel tới đây phủ sóng rộng khắp đảo, khoảng cách giữa đảo tiền tiêu và đất liền như ngắn lại”.
Trên quần đảo Thổ Chu, Hòn Nhạn thuộc quần đảo này chiếm giữ vị trí đường A1 của Việt Nam được coi là điểm cực Tây Nam của Tổ quốc. Nơi đây, bốn mùa chỉ có những cánh nhạn in trên đá, dù diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 2.000 m2 như một viên sỏi nhỏ bé giữa biển khơi nhưng Hòn Nhạn chưa bao giờ vắng bóng những người lính làm nhiệm vụ giữ đảo.
Chiến sĩ trẻ Nguyễn Vũ Linh tại hòn đảo này nói rằng, hòn đảo tiền tiêu dù khoảng cách địa lý xa biền biệt với đất mẹ, nhưng khoảng cách thông tin đã được nối liền, kiên gan, khí phách nơi cột mốc chủ quyền của Việt Nam.