Có tận thu thuế từ kinh doanh chứng khoán?
Nhiều chuyên gia tài chính và nhà đầu tư phản ứng trước mức thuế suất 25% dự kiến áp dụng đối với kinh doanh chứng khoán
Bỏ qua khá nhiều ý kiến phản đối, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị mức thuế 25% từ kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Nếu điều đó đi vào thực hiện thì hơn 200.000 nhà đầu tư và thị trường chứng khoán sẽ chịu những tác động không nhỏ...
Có nên tận thu?
Theo Bộ Tài chính, các nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán thì phải đóng thuế là lẽ đương nhiên. Bộ này cũng khẳng định thuế này không đánh trùng với thuế thu nhập doanh nghiệp vì hai chủ thể nộp thuế khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính và nhà đầu tư lại không tranh cãi về những vấn đề trên mà họ phản ứng trước việc thuế suất 25% là quá cao và nhất là cách tính thuế.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), cho rằng phương pháp tính để thu thuế thu nhập từ chứng khoán còn nhiều điều cần phải làm sáng tỏ. Điều mà nhiều người quan tâm nhất là Bộ Tài chính “quên” chi phí mua bán chứng khoán để tính thuế .
Giống như bao ngành nghề khác, nhà đầu tư không chỉ cứ việc lên sàn mua xong rồi bán kiếm lời mà họ còn phải chịu rất nhiều chi phí như thông tin, môi giới, lãi ngân hàng...
“Bởi vậy nếu đánh thuế chỉ đơn giản là lấy giá bán trừ giá mua tính lợi tức rồi đánh thuế thì hoàn toàn không ổn” như nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng.
Nhà phân tích chứng khoán Vũ Hải Nam cho rằng: “Thu thuế là điều phải làm nhưng thu như thế nào, mức bao nhiêu thì Nhà nước cần cân nhắc vì chúng ta đã có nhiều bài học tận thu dẫn đến cạn kiệt nguồn thu rồi. Theo tôi thu ở mức dưới 10% là chấp nhận được”.
VAFI từng tỏ rõ ý kiến: “Nếu áp đặt thuế cao thì thị trường chứng khoán sẽ rất khó phát triển, DN khó thu hút vốn từ công chúng và các khoản thuế từ khu vực doanh nghiệp sẽ không tăng nhanh, nhà đầu tư thua lỗ”.
Nhà đầu tư Trần Tâm Chính (sàn SBS - Tp.HCM) đặt câu hỏi: “Tại sao không tính đến những lúc thị trường trầm lắng 4 - 5 tháng như vừa qua và chúng tôi lỗ chỏng gọng? Đầu tư nhà đất lời gấp 2 - 3 lần có thấy ai đả động đến chuyện thuế má như chứng khoán đâu?”.
Chuyên gia chứng khoán Bùi Ngọc Tước dẫn chứng: “Các nước trong khu vực châu Á như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông... không đánh thuế chuyển nhượng chứng khoán, thị trường lớn như Trung Quốc cũng chỉ thu rất thấp vì vậy Bộ Tài chính cần xem lại mức thuế 25%”.
Bỏ tôm bắt tép
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung từng cho rằng thuế sẽ thu từ các công ty chứng khoán căn cứ vào những giao dịch tại đó và khấu trừ tại nguồn. Nhưng ông Hải đặt câu hỏi: “Vậy thị trường phi tập trung (OTC) thì sao?”.
Có vẻ như sau nhiều lần thăm dò, lấy ý kiến, thảo luận thì Bộ Tài chính vẫn chưa tìm ra lời giải cho thị trường OTC. Với hơn 1.300 loại cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC thì thu thuế ở thị trường niêm yết với chưa đầy 300 loại chứng khoán không khác gì “bỏ tôm bắt tép”!
Tổng giám đốc một quỹ đầu tư chứng khoán băn khoăn: “Tôi có cảm giác như những người soạn thảo dự luật chỉ nhìn vào thời điểm thị trường chứng khoán sôi động và chỉ nghĩ đến chuyện lời của nhà đầu tư. Đành rằng trong cơn sốt nhiều nhà đầu tư lời lớn và phải điều tiết lợi nhuận nhưng đó không phản ánh hết được thực tế thị trường, nơi có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ”.
Nhưng thất vọng nhất vẫn là các nhà đầu tư, những người luôn hy vọng qua các lần góp ý kiến, hội thảo thì Bộ Tài chính sẽ cân nhắc.
Nhà đầu tư Lê Minh Nam (sàn SSI - Tp.HCM) bức xúc: “Chúng tôi chấp nhận nộp thuế nhưng đòi hỏi công bằng, hợp lý và cần phải tính đến những rủi ro chúng tôi phải chịu trong môi trường kinh doanh này”.
Ông Dominic Scriven Tổng giám đốc Dragon Capital cũng thừa nhận không chỉ ở Việt Nam mà các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới thì rủi ro luôn chực chờ các nhà đầu tư và ông đề nghị nên xem đây là một đặc thù khi tính thuế kinh doanh chứng khoán.
Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư còn lo ngại thị trường vừa hồi phục sẽ nguội lạnh trở lại nếu Luật thuế trên sẽ được thông qua.
Chuyên gia chứng khoán Huy Nam nói cần có lộ trình và cách thu thuế thích hợp hơn vì “thu ít mà thu được nhiều sẽ giúp thị trường chứng khoán phát triển tốt hơn là tìm cách tăng thu thật nhiều, nhanh như dự thảo đề cập”.
* Bộ Tài chính: Mức thu trên là thấp nhất trong các nước đang áp dụng
Một quan chức Bộ Tài chính phụ trách ban soạn thảo Dự Luật Thuế thu nhập cá nhân đã đưa ra lý lẽ:
Đối với thị trường chứng khoán các nước đều khuyến khích nên đánh thuế cao đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, thấp đối với nhà đầu tư dài hạn cho nên ban soạn thảo cũng theo quan điểm này. Chính sách thuế không cản trở nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Mức 25% có thể dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, vốn lớn, các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán. Còn mức thu 0,1% sẽ phù hợp với người nước ngoài không cư trú và người Việt Nam đầu tư ngắn hạn”.
Cụ thể hơn, ông phân tích: Đối với những nhà đầu tư cá nhân ít có tính chuyên nghiệp và không xác định chuyên nghiệp, họ có thể chọn phương pháp thu 0,1% trên giá chuyển nhượng, bất kể lỗ lãi.
Mức thu trên không phải là lạc lõng vì nó đã được ban soạn thảo tính toán và so sánh với mức thu trên phí chuyển nhượng thường được tính từ 0,1% - 0,5% của các nước trên thế giới.
Dự thu 0,1% của Việt Nam đã là mức thấp nhất các nước đang áp dụng.
Ông cũng giải thích thêm về mức thuế 25% rằng nó chỉ được tính khi nhà đầu tư đã tính toán chi ly tất cả từ chi phí giá vốn, phí tư vấn, rồi căn cứ trên thực lãi thu được mới phải nộp 25% đi kèm theo điều kiện lỗ của năm trước được phân bổ cho tới 5 năm sau (dựa trên điều kiện có sổ sách kế toán rõ ràng).
Mức thuế này sẽ không cản trở sự phát triển của thị trường bởi nó tương ứng với mức thu của thị trường chứng khoán các nước trong khu vực, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nếu điều đó đi vào thực hiện thì hơn 200.000 nhà đầu tư và thị trường chứng khoán sẽ chịu những tác động không nhỏ...
Có nên tận thu?
Theo Bộ Tài chính, các nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán thì phải đóng thuế là lẽ đương nhiên. Bộ này cũng khẳng định thuế này không đánh trùng với thuế thu nhập doanh nghiệp vì hai chủ thể nộp thuế khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính và nhà đầu tư lại không tranh cãi về những vấn đề trên mà họ phản ứng trước việc thuế suất 25% là quá cao và nhất là cách tính thuế.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), cho rằng phương pháp tính để thu thuế thu nhập từ chứng khoán còn nhiều điều cần phải làm sáng tỏ. Điều mà nhiều người quan tâm nhất là Bộ Tài chính “quên” chi phí mua bán chứng khoán để tính thuế .
Giống như bao ngành nghề khác, nhà đầu tư không chỉ cứ việc lên sàn mua xong rồi bán kiếm lời mà họ còn phải chịu rất nhiều chi phí như thông tin, môi giới, lãi ngân hàng...
“Bởi vậy nếu đánh thuế chỉ đơn giản là lấy giá bán trừ giá mua tính lợi tức rồi đánh thuế thì hoàn toàn không ổn” như nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng.
Nhà phân tích chứng khoán Vũ Hải Nam cho rằng: “Thu thuế là điều phải làm nhưng thu như thế nào, mức bao nhiêu thì Nhà nước cần cân nhắc vì chúng ta đã có nhiều bài học tận thu dẫn đến cạn kiệt nguồn thu rồi. Theo tôi thu ở mức dưới 10% là chấp nhận được”.
VAFI từng tỏ rõ ý kiến: “Nếu áp đặt thuế cao thì thị trường chứng khoán sẽ rất khó phát triển, DN khó thu hút vốn từ công chúng và các khoản thuế từ khu vực doanh nghiệp sẽ không tăng nhanh, nhà đầu tư thua lỗ”.
Nhà đầu tư Trần Tâm Chính (sàn SBS - Tp.HCM) đặt câu hỏi: “Tại sao không tính đến những lúc thị trường trầm lắng 4 - 5 tháng như vừa qua và chúng tôi lỗ chỏng gọng? Đầu tư nhà đất lời gấp 2 - 3 lần có thấy ai đả động đến chuyện thuế má như chứng khoán đâu?”.
Chuyên gia chứng khoán Bùi Ngọc Tước dẫn chứng: “Các nước trong khu vực châu Á như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông... không đánh thuế chuyển nhượng chứng khoán, thị trường lớn như Trung Quốc cũng chỉ thu rất thấp vì vậy Bộ Tài chính cần xem lại mức thuế 25%”.
Bỏ tôm bắt tép
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung từng cho rằng thuế sẽ thu từ các công ty chứng khoán căn cứ vào những giao dịch tại đó và khấu trừ tại nguồn. Nhưng ông Hải đặt câu hỏi: “Vậy thị trường phi tập trung (OTC) thì sao?”.
Có vẻ như sau nhiều lần thăm dò, lấy ý kiến, thảo luận thì Bộ Tài chính vẫn chưa tìm ra lời giải cho thị trường OTC. Với hơn 1.300 loại cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC thì thu thuế ở thị trường niêm yết với chưa đầy 300 loại chứng khoán không khác gì “bỏ tôm bắt tép”!
Tổng giám đốc một quỹ đầu tư chứng khoán băn khoăn: “Tôi có cảm giác như những người soạn thảo dự luật chỉ nhìn vào thời điểm thị trường chứng khoán sôi động và chỉ nghĩ đến chuyện lời của nhà đầu tư. Đành rằng trong cơn sốt nhiều nhà đầu tư lời lớn và phải điều tiết lợi nhuận nhưng đó không phản ánh hết được thực tế thị trường, nơi có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ”.
Nhưng thất vọng nhất vẫn là các nhà đầu tư, những người luôn hy vọng qua các lần góp ý kiến, hội thảo thì Bộ Tài chính sẽ cân nhắc.
Nhà đầu tư Lê Minh Nam (sàn SSI - Tp.HCM) bức xúc: “Chúng tôi chấp nhận nộp thuế nhưng đòi hỏi công bằng, hợp lý và cần phải tính đến những rủi ro chúng tôi phải chịu trong môi trường kinh doanh này”.
Ông Dominic Scriven Tổng giám đốc Dragon Capital cũng thừa nhận không chỉ ở Việt Nam mà các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới thì rủi ro luôn chực chờ các nhà đầu tư và ông đề nghị nên xem đây là một đặc thù khi tính thuế kinh doanh chứng khoán.
Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư còn lo ngại thị trường vừa hồi phục sẽ nguội lạnh trở lại nếu Luật thuế trên sẽ được thông qua.
Chuyên gia chứng khoán Huy Nam nói cần có lộ trình và cách thu thuế thích hợp hơn vì “thu ít mà thu được nhiều sẽ giúp thị trường chứng khoán phát triển tốt hơn là tìm cách tăng thu thật nhiều, nhanh như dự thảo đề cập”.
* Bộ Tài chính: Mức thu trên là thấp nhất trong các nước đang áp dụng
Một quan chức Bộ Tài chính phụ trách ban soạn thảo Dự Luật Thuế thu nhập cá nhân đã đưa ra lý lẽ:
Đối với thị trường chứng khoán các nước đều khuyến khích nên đánh thuế cao đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, thấp đối với nhà đầu tư dài hạn cho nên ban soạn thảo cũng theo quan điểm này. Chính sách thuế không cản trở nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Mức 25% có thể dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, vốn lớn, các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán. Còn mức thu 0,1% sẽ phù hợp với người nước ngoài không cư trú và người Việt Nam đầu tư ngắn hạn”.
Cụ thể hơn, ông phân tích: Đối với những nhà đầu tư cá nhân ít có tính chuyên nghiệp và không xác định chuyên nghiệp, họ có thể chọn phương pháp thu 0,1% trên giá chuyển nhượng, bất kể lỗ lãi.
Mức thu trên không phải là lạc lõng vì nó đã được ban soạn thảo tính toán và so sánh với mức thu trên phí chuyển nhượng thường được tính từ 0,1% - 0,5% của các nước trên thế giới.
Dự thu 0,1% của Việt Nam đã là mức thấp nhất các nước đang áp dụng.
Ông cũng giải thích thêm về mức thuế 25% rằng nó chỉ được tính khi nhà đầu tư đã tính toán chi ly tất cả từ chi phí giá vốn, phí tư vấn, rồi căn cứ trên thực lãi thu được mới phải nộp 25% đi kèm theo điều kiện lỗ của năm trước được phân bổ cho tới 5 năm sau (dựa trên điều kiện có sổ sách kế toán rõ ràng).
Mức thuế này sẽ không cản trở sự phát triển của thị trường bởi nó tương ứng với mức thu của thị trường chứng khoán các nước trong khu vực, phù hợp với thông lệ quốc tế.