Công ty du lịch “không bị động” với du khách tới Hà Nội
Nỗi lo cấm đường, thiếu phòng nghỉ... đã cản trở không ít du khách cả trong và ngoài nước đến với Thủ đô dịp này
Thủ đô từ hôm nay (1/10) đã chính thức bước vào không gian của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, với hàng loạt các sự kiện văn hoá như: Liên hoan Du lịch Quốc tế, triển lãm “Thăng Long - Hà Nội xưa”, chương trình nghệ thuật “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”, lễ hội đường phố, liên hoan thả diều…
Tuy nhiên, nỗi lo cấm đường, thiếu phòng nghỉ... đã cản trở không ít du khách cả trong và ngoài nước đến với Thủ đô dịp này.
“Kế hoạch cấm ôtô trên một số tuyến đường của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã khiến các xe du lịch lớn không thể đón đưa khách du lịch một cách thuận tiện nhất. Trước trở ngại đó, Vitour đã quyết định không thực hiện các tour để hút khách tới Hà Nội vào dịp Đại lễ”, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó giám đốc Vitour cho biết.
Cấm đường: không vấn đề?
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam khi có các sự kiện lớn xảy ra việc phân luồng và cấm đường là điều bình thường không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng áp dụng. Các công ty du lịch cần lường trước điều này để có sự bố trí phục vụ khách. Đại lễ sẽ là một dịp rất tốt để quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam nếu làm tốt.
Trên thực tế, nhiều công ty lữ hành khác cũng không coi quy định cấm đường này là khó khăn khi tổ chức tour cho khách hàng vào dịp Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi.
Đại diện Công ty Vietravel chia sẻ, kế hoạch phục vụ khách nhân dịp Đại lễ đã được công ty này chuẩn bị từ cuối năm trước. Do vậy, Vietravel không bị động khi phải đáp ứng lượng khách đã đăng ký tham gia các tour tới Thủ đô.
Đối với việc phân luồng, cấm xe trên nhiều tuyến phố cũng đã được công ty tính đến, nên trong lịch trình Vietravel sẽ xuất phát sớm hơn để tránh các giờ cao điểm, cũng như tránh các tuyến đường cấm. Thêm vào đó, các tour của công ty này, ngoài Hà Nội, còn đi đến khá nhiều các địa danh khác như Hạ Long, Cát Bà, Hoa Lư… nên sẽ tránh được tình trạng bị “ùn ứ” tại Hà Nội.
Giải quyết bài toán trên, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Quốc tế Hồng Minh Tú cũng đã chủ động bố trí xe xích lô và xe điện để đưa khách từ xe tới khách sạn trong khu vực phố cổ và ngược lại.
“Với phương án đều đã sẵn sàng nên thời điểm này, công ty hoàn toàn có thể tự tin phục vụ tới 400 khách cả nội địa và quốc tế đến với Hà Nội”, ông Lê Văn Trung, Giám đốc Công ty Hồng Minh Tú cho hay.
Giá phòng có thể tăng
Sự chủ động và lên kế hoạch sớm cho chương trình thu hút du khách vào dịp kỷ niệm này cũng đã giúp các công ty lữ hành không gặp khó khăn trong việc bố trí nơi nghỉ cho du khách.
“Các khách sạn đều đã được công ty đặt chỗ trước từ rất lâu, nên giá hầu như không bị điều chỉnh do nhu cầu tăng mạnh”, bà Lê Giang, Phó giám đốc Công ty Lữ hành Hà Nội cho biết.
Cũng theo bà Giang, mặc dù ước tính lượng khách đến với “trái tim của cả nước” vào dịp này là rất lớn, nhưng ngoài các cơ sở lưu trú có tiêu chuẩn chất lượng cao, không gian đẹp, thuận tiện cho việc tham quan thành phố đều đã hết phòng. Còn các khách sạn từ ba sao trở xuống ở cách xa trung tâm vẫn không thiếu chỗ để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du tham quan, du lịch.
Đại diện Tổng cục Du lịch còn khẳng định với khoảng 20.000 phòng khách, Hà Nội sẽ không thiếu phòng phục vụ du khách. Nhưng vấn đề chủ yếu vẫn là công tác bố trí và quản lý sao cho mức giá không bị đẩy lên quá cao.
Về điều này, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hà Nội dự báo: không khí tưng bừng của thủ đô những ngày này có thể khiến nhiều người dân Việt đang cư trú tại các tỉnh cũng như các quốc gia khác, dù không có kế hoạch từ trước, vẫn muốn được tham gia Đại lễ. Lượng khách này có thể khiến không ít cơ sở kinh doanh lưu trú tự ý nâng giá phòng lên cao.
Tuy nhiên, nỗi lo cấm đường, thiếu phòng nghỉ... đã cản trở không ít du khách cả trong và ngoài nước đến với Thủ đô dịp này.
“Kế hoạch cấm ôtô trên một số tuyến đường của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã khiến các xe du lịch lớn không thể đón đưa khách du lịch một cách thuận tiện nhất. Trước trở ngại đó, Vitour đã quyết định không thực hiện các tour để hút khách tới Hà Nội vào dịp Đại lễ”, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó giám đốc Vitour cho biết.
Cấm đường: không vấn đề?
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam khi có các sự kiện lớn xảy ra việc phân luồng và cấm đường là điều bình thường không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng áp dụng. Các công ty du lịch cần lường trước điều này để có sự bố trí phục vụ khách. Đại lễ sẽ là một dịp rất tốt để quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam nếu làm tốt.
Trên thực tế, nhiều công ty lữ hành khác cũng không coi quy định cấm đường này là khó khăn khi tổ chức tour cho khách hàng vào dịp Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi.
Đại diện Công ty Vietravel chia sẻ, kế hoạch phục vụ khách nhân dịp Đại lễ đã được công ty này chuẩn bị từ cuối năm trước. Do vậy, Vietravel không bị động khi phải đáp ứng lượng khách đã đăng ký tham gia các tour tới Thủ đô.
Đối với việc phân luồng, cấm xe trên nhiều tuyến phố cũng đã được công ty tính đến, nên trong lịch trình Vietravel sẽ xuất phát sớm hơn để tránh các giờ cao điểm, cũng như tránh các tuyến đường cấm. Thêm vào đó, các tour của công ty này, ngoài Hà Nội, còn đi đến khá nhiều các địa danh khác như Hạ Long, Cát Bà, Hoa Lư… nên sẽ tránh được tình trạng bị “ùn ứ” tại Hà Nội.
Giải quyết bài toán trên, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Quốc tế Hồng Minh Tú cũng đã chủ động bố trí xe xích lô và xe điện để đưa khách từ xe tới khách sạn trong khu vực phố cổ và ngược lại.
“Với phương án đều đã sẵn sàng nên thời điểm này, công ty hoàn toàn có thể tự tin phục vụ tới 400 khách cả nội địa và quốc tế đến với Hà Nội”, ông Lê Văn Trung, Giám đốc Công ty Hồng Minh Tú cho hay.
Giá phòng có thể tăng
Sự chủ động và lên kế hoạch sớm cho chương trình thu hút du khách vào dịp kỷ niệm này cũng đã giúp các công ty lữ hành không gặp khó khăn trong việc bố trí nơi nghỉ cho du khách.
“Các khách sạn đều đã được công ty đặt chỗ trước từ rất lâu, nên giá hầu như không bị điều chỉnh do nhu cầu tăng mạnh”, bà Lê Giang, Phó giám đốc Công ty Lữ hành Hà Nội cho biết.
Cũng theo bà Giang, mặc dù ước tính lượng khách đến với “trái tim của cả nước” vào dịp này là rất lớn, nhưng ngoài các cơ sở lưu trú có tiêu chuẩn chất lượng cao, không gian đẹp, thuận tiện cho việc tham quan thành phố đều đã hết phòng. Còn các khách sạn từ ba sao trở xuống ở cách xa trung tâm vẫn không thiếu chỗ để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du tham quan, du lịch.
Đại diện Tổng cục Du lịch còn khẳng định với khoảng 20.000 phòng khách, Hà Nội sẽ không thiếu phòng phục vụ du khách. Nhưng vấn đề chủ yếu vẫn là công tác bố trí và quản lý sao cho mức giá không bị đẩy lên quá cao.
Về điều này, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hà Nội dự báo: không khí tưng bừng của thủ đô những ngày này có thể khiến nhiều người dân Việt đang cư trú tại các tỉnh cũng như các quốc gia khác, dù không có kế hoạch từ trước, vẫn muốn được tham gia Đại lễ. Lượng khách này có thể khiến không ít cơ sở kinh doanh lưu trú tự ý nâng giá phòng lên cao.