Covid “leo thang” ca mắc mới, Hà Nội thay đổi biện pháp ứng phó

Nhật Dương
Chia sẻ

Số ca mắc tại Hà Nội trong nửa tháng qua tiếp tục tăng lên, dẫn đầu cả nước, trung bình ghi nhận hơn 2.000 ca mỗi ngày. Thành phố điều chỉnh biện pháp ứng phó, bảo vệ nhóm có nguy cơ cao…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số ca mắc tăng cao, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Văn bản số 45/UBND-KGVX về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19.

Theo đó, UNND thành phố yêu cầu các địa phương trên địa bàn rà soát, lập danh sách, thống kê, quản lý chặt chẽ người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, tình trạng bệnh lý nền đang được điều trị, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ của người thuộc nhóm nguy cơ cao và gia đình.

Các địa phương thành lập các tổ tiêm vaccine lưu động, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện tiêm vét, tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 ngay tại nhà, không để sót đối tượng, đặc biệt là những người không đi lại được. Đồng thời, tổ chức phân loại, quản lý, chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 từ cơ sở, từ sớm ngay khi mắc.

Hôm 6/1, Sở Y tế Hà Nội cũng đã điều chỉnh phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19. Theo đó, các bệnh viện tầng 3 tiếp nhận F0 nếu F0 được đánh giá ở nguy cơ rất cao (có tình trạng cấp cứu, SpO2 dưới 90%). Các cơ sở tiếp nhận bệnh nhân tầng 3 gồm: 5 bệnh viện của Hà Nội (Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn và Sơn Tây); các bệnh viện Trung ương/bộ/ngành; riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân sản khoa.

F0 ở mức độ nguy cơ cao sẽ được xếp vào tầng 2 (như mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày, trẻ em dưới 3 tháng tuổi và F0 có SpO2 từ 90-96%). Các cơ sở tiếp nhận gồm các bệnh viện thuộc tầng 2 (thường là các bệnh viện các quận/huyện và một số bệnh viện thuộc thành phố); riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận F0 sản khoa cần can thiệp chuyên khoa.

F0 có nguy cơ thấp hoặc trung bình sẽ được điều trị ở tầng 1. Nhóm này gồm: Người từ 65 tuổi trở lên chưa phát hiện bệnh nền hoặc mắc bệnh nền ổn định; người từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm vaccine; người mắc bệnh nền ổn định; có dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, khó thở… và SpO2 từ 97% trở lên. Nhóm này sẽ điều trị tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố.

Nhóm nguy cơ thấp gồm: Những người từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền nhưng đã tiêm đủ liều vaccine; người từ 3 tháng tới dưới 49 tuổi không có bệnh lý nền hoặc bệnh nền đã ổn định, chưa tiêm đủ vaccine và SpO2 từ 97% trở lên, họ sẽ điều trị tại cơ sở thu dung của quận/huyện.

Nhóm F0 được quản lý, điều trị tại nhà gồm người từ 3 tháng đến dưới 49 tuổi chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ vaccine, không mang thai, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên.

Tối 7/1, UBND TP Hà Nội thông báo đánh giá cấp độ dịch trên toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2. Ở cấp quận, huyện, thị xã, có 2 địa phương cấp độ 1 (vùng xanh) là Phúc Thọ, Phú Xuyên; 8 địa phương cấp độ 3 (vùng cam) là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên; 20 quận, huyện, thị xã còn lại ở cấp độ 2 (vùng vàng).

Như vậy, so với thông báo ngày 31/12, Hà Nội có 3 quận, huyện đã chuyển từ vùng cam xuống vùng vàng là Hai Bà Trưng, Tây Hồ và Thanh Trì, tuy nhiên, quận Cầu Giấy lại chuyển từ vùng vàng lại thành vùng cam.

Trong vòng 14 ngày gần đây có 133 xã, phường, thị trấn ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng và đang ở cấp độ 3, phân bố theo các quận, huyện, thị xã như sau: Gia Lâm (15 đơn vị), Hoàn Kiếm (13), Ba Đình (10), Hai Bà Trưng (9), Hoàng Mai (9), Nam Từ Liêm (8), Thanh Trì (8), Thanh Xuân (7), Cầu Giấy (7), Đống Đa (7), Long Biên (7), Sóc Sơn (6), Thường Tín (5), Đông Anh (5), Ứng Hòa (4), Hà Đông (3), Tây Hồ (3), Chương Mỹ (2), Đan  Phượng (2), Quốc Oai (2), Hoài Đức (1).

Về độ bao phủ vaccine phòng Covid-19, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố đạt 98,8%; tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 đạt 96,2%.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch lần thứ 4 (từ ngày 29/4/2021) là 65.356 ca, trong đó số ca ghi nhận tại cộng đồng là 20.636 ca và 44.720 ca đã được cách ly.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con