Cử tri bức xúc cuộc sống hậu thu hồi đất
Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ hai đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội
Trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của kỳ họp thứ ba vào sáng 13/6, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ hai đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo đó, tại kỳ họp thứ hai (từ 20/10 đến 26/11/2011), Quốc hội đã nhận được 1.678 kiến nghị của cử tri cả nước. Kết quả, các cơ quan của Quốc hội đã tiếp thu, giải quyết 193/193 kiến nghị, con số tương ứng của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ là 1.470/1476, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao là 9/9 kiến nghị.
Với vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần, nội dung được phản ánh đậm tại báo cáo này là việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Kết quả giám sát cho thấy, chính sách hiện hành liên quan đến phục hồi sinh kế, ổn định đời sống kinh tế chưa đảm bảo để cuộc sống của người dân sau tái định cư phát triển bền vững, khả năng phục hồi kinh tế và ổn định cuộc sống diễn ra chậm, phải kéo dài nhiều năm. Cuộc sống của đa số người dân sau thời hạn hỗ trợ của dự án (khoảng 2 - 3 năm) vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đáng chú ý, khu tái định cư xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thực hiện di dân để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình đã gần 40 năm nhưng đến nay cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém. Toàn xã vẫn còn 49% hộ nghèo và hơn 30% hộ cận nghèo.
Hay khu tái định cư xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An với gần 21.000 hộ di dân tái định cư để xây dựng công trình thủy điện bản Vẽ, chuyển đến nơi ở mới đã 5 năm nhưng nhiều gia đình vẫn chưa ổn định đời sống, sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tới 89,58%...
Các con số tổng hợp từ các tỉnh thành phố cũng cho thấy hệ lụy không nhỏ từ những bất cập của công tác này. Chỉ mới ở 20 tỉnh, thành phố từ năm 2006 - 2010 đã có 298.093 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, nhưng chỉ có 177.894 lao động có việc làm.
Số liệu từ 2003 - 2008, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã tác động đến đời sống của trên 627.000 gia đình và khoảng 95.000 lao động, 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất ở có 1,5 lao động không có việc làm, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp.
“Tình trạng thất nghiệp, không có việc làm đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng thu hồi đất, tái định cư”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định.
Chi ra 5 nguyên nhân tồn tại, hạn chế, báo cáo nhấn mạnh một thực tế gây bức xúc cho người dân là chênh lệch quá cao giữa giá bồi thường cho người dân khi thu hồi đất (từ đất nông nghiệp) và giá bán của nhà đầu tư trên thị trường sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện công tác tái định cư và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện khung giá đất và chính sách bồi thường hợp lý cho người dân, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân bị thu hồi đất.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích các địa phương kết hợp nhiều phương án bồi thường khác nhau như dùng đất đổi đất, bồi thường bằng tiền, góp vốn hoặc giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp như đóng góp cổ phần. Đồng thời, có quy định chặt chẽ gắn kết trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư với người dân bị thu hồi đất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Theo đó, tại kỳ họp thứ hai (từ 20/10 đến 26/11/2011), Quốc hội đã nhận được 1.678 kiến nghị của cử tri cả nước. Kết quả, các cơ quan của Quốc hội đã tiếp thu, giải quyết 193/193 kiến nghị, con số tương ứng của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ là 1.470/1476, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao là 9/9 kiến nghị.
Với vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần, nội dung được phản ánh đậm tại báo cáo này là việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Kết quả giám sát cho thấy, chính sách hiện hành liên quan đến phục hồi sinh kế, ổn định đời sống kinh tế chưa đảm bảo để cuộc sống của người dân sau tái định cư phát triển bền vững, khả năng phục hồi kinh tế và ổn định cuộc sống diễn ra chậm, phải kéo dài nhiều năm. Cuộc sống của đa số người dân sau thời hạn hỗ trợ của dự án (khoảng 2 - 3 năm) vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đáng chú ý, khu tái định cư xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thực hiện di dân để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình đã gần 40 năm nhưng đến nay cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém. Toàn xã vẫn còn 49% hộ nghèo và hơn 30% hộ cận nghèo.
Hay khu tái định cư xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An với gần 21.000 hộ di dân tái định cư để xây dựng công trình thủy điện bản Vẽ, chuyển đến nơi ở mới đã 5 năm nhưng nhiều gia đình vẫn chưa ổn định đời sống, sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tới 89,58%...
Các con số tổng hợp từ các tỉnh thành phố cũng cho thấy hệ lụy không nhỏ từ những bất cập của công tác này. Chỉ mới ở 20 tỉnh, thành phố từ năm 2006 - 2010 đã có 298.093 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, nhưng chỉ có 177.894 lao động có việc làm.
Số liệu từ 2003 - 2008, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã tác động đến đời sống của trên 627.000 gia đình và khoảng 95.000 lao động, 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất ở có 1,5 lao động không có việc làm, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp.
“Tình trạng thất nghiệp, không có việc làm đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng thu hồi đất, tái định cư”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định.
Chi ra 5 nguyên nhân tồn tại, hạn chế, báo cáo nhấn mạnh một thực tế gây bức xúc cho người dân là chênh lệch quá cao giữa giá bồi thường cho người dân khi thu hồi đất (từ đất nông nghiệp) và giá bán của nhà đầu tư trên thị trường sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện công tác tái định cư và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện khung giá đất và chính sách bồi thường hợp lý cho người dân, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân bị thu hồi đất.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích các địa phương kết hợp nhiều phương án bồi thường khác nhau như dùng đất đổi đất, bồi thường bằng tiền, góp vốn hoặc giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp như đóng góp cổ phần. Đồng thời, có quy định chặt chẽ gắn kết trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư với người dân bị thu hồi đất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.