“Đâu cần phải tăng thuế nhập khẩu ôtô”
Đó là quan điểm của TS. Trần Du Lịch xung quanh câu chuyện chính sách đối với thị trường và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Đó là quan điểm của TS. Trần Du Lịch xung quanh câu chuyện chính sách đối với thị trường và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
“Có rất nhiều biện pháp để hạn chế ôtô (qua đó giảm ách tắc giao thông và hạn chế nhập siêu – PV) mà ta lại không làm? Chẳng hạn như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên, tăng bao nhiêu cũng được; hay là tăng các loại phí dịch vụ khác như phí cầu đường, phí đăng ký lên... mà không cần động tới tăng thuế nhập khẩu.
Chúng ta hội nhập rồi, tăng thuế nhập khẩu vừa không phù hợp với xu hướng cam kết hội nhập, vừa bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ôtô trong nước”, TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XII, bày tỏ quan điểm.
Vậy theo ông, việc tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với ôtô nguyên chiếc từ 60% lên 83% và đối với linh kiện ôtô thêm 3-5% của Bộ Tài chính thời gian vừa qua sẽ đem lại kết quả gì?
Tôi thấy việc tăng thuế nhập khẩu như vậy chẳng giải quyết vấn đề gì cả. Vì vậy tôi đề nghị bỏ chuyện tăng thuế nhập khẩu và thay vào đó là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mới đây Chính phủ cũng đã đồng ý cho Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng báo cáo Quốc hội xem xét việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng tăng lên đấy thôi?
Nhưng câu hỏi là bao giờ? Hiện tôi vẫn chưa thấy câu chuyện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô trong chương trình làm việc của Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ 3 này.
Nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thì nên bỏ việc tăng thuế nhập khẩu đi, bởi có khác gì nhau về mặt lượng đâu. Theo tôi thì cứ tăng cho đủ đi, rồi thậm chí buông thuế nhập khẩu xuống 60%, thậm chí 50% vẫn không sao.
Tôi cho rằng ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính, Chính phủ nên đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho điều chỉnh ngay thuế tiêu thụ đặc biệt đồng thời ban hành ngay biểu phí đăng ký ôtô dưới 9 chỗ ngồi, ở bất kỳ địa phương nào, tránh tình trạng hạn chế tại các thành phố lớn nhưng lại dồn về các tỉnh. Khi đó, nhu cầu ôtô trong nước, ngoài nước đều đứng lại cả.
Có thể là do chúng ta đã bị rối ngay ở việc xác định mục đích chính, xác định việc nào làm trước, việc nào làm sau trong điều hành chính sách?
Đây lại là một vấn đề khác. Cái gốc của vấn đề tôi cho là trong 10 năm qua, Chính phủ đã thất bại trong chính sách nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô. Bên cạnh đó cũng cần xem xét kỹ trách nhiệm của Bộ Công nghiệp trước đây và Bộ Công Thương hiện nay trong vấn đề này là gì.
Nhưng thưa ông, trên thực tế, việc phát triển ngành công nghiệp ôtô phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thuế, mà đó chính là công cụ do Bộ Tài chính quản lý?
Không phải vậy, khi xây dựng chiến lược tổng thể bao giờ cũng có giải pháp tổng thể, trong đó đề nghị Chính phủ đóng vai trò chỉ huy, chỉ đạo các bộ ngành thực hiện. Không thể làm chiến lược ôtô mà giải pháp lại để anh khác làm được, mà ngay từ đầu đã phải đề xuất về chính sách tín dụng, về thuế... để qua đó có được giải pháp tổng thể.
Có ý kiến cho rằng 5 lần điều chỉnh thuế ôtô trong vòng 16 tháng qua đã cho thấy Bộ Tài chính dường như không lường trước được tác động của chính sách mà mình đưa ra, chẳng hạn như để hạn chế nhập thì lượng nhập lại tăng vọt?
Tôi cho rằng mục tiêu chủ yếu của những đợt điều chỉnh đó là hạn chế sử dụng ôtô du lịch trong nước trong điều kiện hạ tầng còn yếu kém của chúng ta. Hạn chế bằng cách tăng giá xe và tăng phí. Nhưng việc tăng giá xe chỉ bằng tăng thuế nhập khẩu là chưa đúng mà vấn đề còn ở thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhưng nhu cầu ôtô của người dân là thực và dù có các chính sách hạn chế thì nhu cầu đó vẫn tăng cao thì sao?
Theo tôi thì không hẳn thế. Việc hạn chế sẽ có tác dụng với một phân khúc thị trường cụ thể mà thôi. Dĩ nhiên có những người có khả năng mua xe với giá 1 triệu USD thì anh có nâng thuế lên bao nhiêu họ vẫn cứ mua. Nhưng có tầng lớp chỉ có thể mua tầm tiền này thôi, nếu vượt qua tầm đó thì không mua nữa, và việc hạn chế sẽ có tác dụng đối với tầng lớp này.
Trong thời gian qua, lượng xe sang, siêu sang có giá trị lớn được nhập về nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong số ôtô nhập khẩu, vậy theo ông có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao với loại này không?
Bây giờ chúng ta phải nghiên cứu thang thuế trên giá trị để điều tiết. Ví dụ người có 1 triệu USD hay 500.000 – 700.000 USD mua xe thì chúng ta sẽ điều tiết lớn hơn...
Vậy điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng như vậy ngay bây giờ có là vội vàng không, thưa ông?
Thực sự tôi cho rằng ban hành bây giờ là chậm chứ không phải vội vàng.
“Có rất nhiều biện pháp để hạn chế ôtô (qua đó giảm ách tắc giao thông và hạn chế nhập siêu – PV) mà ta lại không làm? Chẳng hạn như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên, tăng bao nhiêu cũng được; hay là tăng các loại phí dịch vụ khác như phí cầu đường, phí đăng ký lên... mà không cần động tới tăng thuế nhập khẩu.
Chúng ta hội nhập rồi, tăng thuế nhập khẩu vừa không phù hợp với xu hướng cam kết hội nhập, vừa bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ôtô trong nước”, TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XII, bày tỏ quan điểm.
Vậy theo ông, việc tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với ôtô nguyên chiếc từ 60% lên 83% và đối với linh kiện ôtô thêm 3-5% của Bộ Tài chính thời gian vừa qua sẽ đem lại kết quả gì?
Tôi thấy việc tăng thuế nhập khẩu như vậy chẳng giải quyết vấn đề gì cả. Vì vậy tôi đề nghị bỏ chuyện tăng thuế nhập khẩu và thay vào đó là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mới đây Chính phủ cũng đã đồng ý cho Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng báo cáo Quốc hội xem xét việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng tăng lên đấy thôi?
Nhưng câu hỏi là bao giờ? Hiện tôi vẫn chưa thấy câu chuyện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô trong chương trình làm việc của Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ 3 này.
Nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thì nên bỏ việc tăng thuế nhập khẩu đi, bởi có khác gì nhau về mặt lượng đâu. Theo tôi thì cứ tăng cho đủ đi, rồi thậm chí buông thuế nhập khẩu xuống 60%, thậm chí 50% vẫn không sao.
Tôi cho rằng ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính, Chính phủ nên đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho điều chỉnh ngay thuế tiêu thụ đặc biệt đồng thời ban hành ngay biểu phí đăng ký ôtô dưới 9 chỗ ngồi, ở bất kỳ địa phương nào, tránh tình trạng hạn chế tại các thành phố lớn nhưng lại dồn về các tỉnh. Khi đó, nhu cầu ôtô trong nước, ngoài nước đều đứng lại cả.
Có thể là do chúng ta đã bị rối ngay ở việc xác định mục đích chính, xác định việc nào làm trước, việc nào làm sau trong điều hành chính sách?
Đây lại là một vấn đề khác. Cái gốc của vấn đề tôi cho là trong 10 năm qua, Chính phủ đã thất bại trong chính sách nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô. Bên cạnh đó cũng cần xem xét kỹ trách nhiệm của Bộ Công nghiệp trước đây và Bộ Công Thương hiện nay trong vấn đề này là gì.
Nhưng thưa ông, trên thực tế, việc phát triển ngành công nghiệp ôtô phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thuế, mà đó chính là công cụ do Bộ Tài chính quản lý?
Không phải vậy, khi xây dựng chiến lược tổng thể bao giờ cũng có giải pháp tổng thể, trong đó đề nghị Chính phủ đóng vai trò chỉ huy, chỉ đạo các bộ ngành thực hiện. Không thể làm chiến lược ôtô mà giải pháp lại để anh khác làm được, mà ngay từ đầu đã phải đề xuất về chính sách tín dụng, về thuế... để qua đó có được giải pháp tổng thể.
Có ý kiến cho rằng 5 lần điều chỉnh thuế ôtô trong vòng 16 tháng qua đã cho thấy Bộ Tài chính dường như không lường trước được tác động của chính sách mà mình đưa ra, chẳng hạn như để hạn chế nhập thì lượng nhập lại tăng vọt?
Tôi cho rằng mục tiêu chủ yếu của những đợt điều chỉnh đó là hạn chế sử dụng ôtô du lịch trong nước trong điều kiện hạ tầng còn yếu kém của chúng ta. Hạn chế bằng cách tăng giá xe và tăng phí. Nhưng việc tăng giá xe chỉ bằng tăng thuế nhập khẩu là chưa đúng mà vấn đề còn ở thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhưng nhu cầu ôtô của người dân là thực và dù có các chính sách hạn chế thì nhu cầu đó vẫn tăng cao thì sao?
Theo tôi thì không hẳn thế. Việc hạn chế sẽ có tác dụng với một phân khúc thị trường cụ thể mà thôi. Dĩ nhiên có những người có khả năng mua xe với giá 1 triệu USD thì anh có nâng thuế lên bao nhiêu họ vẫn cứ mua. Nhưng có tầng lớp chỉ có thể mua tầm tiền này thôi, nếu vượt qua tầm đó thì không mua nữa, và việc hạn chế sẽ có tác dụng đối với tầng lớp này.
Trong thời gian qua, lượng xe sang, siêu sang có giá trị lớn được nhập về nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong số ôtô nhập khẩu, vậy theo ông có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao với loại này không?
Bây giờ chúng ta phải nghiên cứu thang thuế trên giá trị để điều tiết. Ví dụ người có 1 triệu USD hay 500.000 – 700.000 USD mua xe thì chúng ta sẽ điều tiết lớn hơn...
Vậy điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng như vậy ngay bây giờ có là vội vàng không, thưa ông?
Thực sự tôi cho rằng ban hành bây giờ là chậm chứ không phải vội vàng.