Dầu Nga có thể bị áp giá trần ở mức 40-60 USD/thùng?

Ngọc Trang
Chia sẻ

Việc tính toán mức giá trần sẽ dựa trên chi phí sản xuất và giá dầu của Nga trước xung đột tại Ukraine, tuy nhiên Mỹ cho rằng mức trần 40 USD là quá thấp...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Mỹ và các nước đồng minh đang thảo luận các phương án áp mức giá trần đối với dầu Nga trong khoảng 40-60 USD/thùng để vừa hạn chế doanh thu dầu của Nga, mà vẫn hạn chế tối đa tác động lên nền kinh tế của mình.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Đức cuối tháng trước, các nhà lãnh đạo đã thống nhất việc nghiên cứu các phương án để áp trần giá, như cấm bảo hiểm và vận chuyển dầu cùng các sản phẩm xăng dầu của Nga, trừ trường hợp giá bán dưới mức trần.

Mức trần cụ thể sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường tại thời điểm được thống nhất mà thị trường có thể còn thay đổi nhiều. Trước phiên giảm giá của dầu Brent và WTI ngày 5/7, dầu Nga giao dịch quanh mức 80 USD/thùng. Thông tin về các giao dịch dầu Nga ít được công khai hơn kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine.

 

Để có đưa vào thực thi hiệu quả, ý tưởng áp trần giá dầu do Mỹ đứng đầu cần tạo ra đủ động lực để các nước đồng minh muốn tham gia. Các bên mua dầu cần được tiếp cận với mức giá rẻ hơn và với các dịch vụ quan trong như bảo hiểm mà họ cần để vận chuyển hàng hóa. Nhưng giá trần cũng phải được đặt ở mức mà Nga có thể tiếp tục xuất khẩu.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết việc tính toán mức giá trần sẽ dựa trên chi phí sản xuất và giá dầu của Nga trước xung đột tại Ukraine. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng mức giá trần 40 USD là quá thấp. Dù mục tiêu là nhằm hạn chế nguồn doanh thu của Nga dùng cho cuộc chiến ở Ukraine nhưng rủi ro là nếu các biện pháp được thực thi không hiệu quả có thể khiến giá dầu tăng vọt.

Washington đến nay vẫn tránh triển khai các biện pháp trừng phạt thứ cấp bên ngoài lãnh thổ của mình để thực thi các hạn chế đối với Nga. Do vậy, một động thái như vậy thường được nhận được sự quan tâm lớn của các đồng minh châu Âu. Theo một số nước châu Âu, việc áp dụng trần giá có thể là biện pháp cuối cùng phải dùng tới.

Một quan chức Mỹ cho biết Washington đang tổ chức nhiều cuộc họp hàng tuần để bàn bạc việc áp trần giá và nỗ lực này sẽ được tăng cường trong vài tuần tới.

Tuy nhiên, nhiều người ngờ vực khả năng các nước G7 (gồm Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Canada) có thể đạt thỏa thuận áp trần giá trong tương lai gần, bởi ý tưởng này cần được lên chi tiết và vướng nhiều rào cản. Một vấn đề là để thực thi cơ chế này thì Liên minh châu Âu (EU) cần chỉnh sửa các lệnh trừng phạt đã thông qua cuối tháng 5. Mà việc này cần có sự đồng ý của tất cả các nước thành viên.

Hiện tại, các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành để đưa ra đề xuất cuối cùng. Anh được dự báo sẽ đưa ra quy định cấm bảo hiểm và cung cấp dịch vụ với riêng các công ty của họ.

Cùng với Anh, EU chiếm lĩnh phần lớn thị trường bảo hiểm toàn cầu và Nga sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu nếu không được tiếp cận dịch vụ bảo hiểm cũng như các dịch vụ khác.

 

G7 và EU đã thống nhất giảm dần nhập dầu Nga. Tuy nhiên, Moscow vẫn đang tăng xuất khẩu với việc bán dầu giá rẻ cho các khách hàng châu Á. Quốc gia này hiện thu về hơn 600 triệu USD/ngày từ việc bán dầu.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết Mỹ hiện lo ngại lệnh cấm của châu Âu hồi cuối tháng 5 có thể đẩy giá dầu tăng mạnh hơn nữa, lên 185 USD/thùng như một số dự báo. Điều này có thể kéo theo suy thoái toàn cầu.

G7 và EU đã thống nhất giảm dần nhập dầu Nga. Tuy nhiên, Moscow vẫn đang tăng xuất khẩu với việc bán dầu giá rẻ cho các khách hàng châu Á. Quốc gia này hiện thu về hơn 600 triệu USD/ngày từ việc bán dầu.

Dữ liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đã tăng gấp đôi năng lượng Nga lên 18,9 tỷ USD trong ba tháng 3-4-5 so với cùng kỳ năm ngoái. Còn Ấn Độ chi 5,1 tỷ USD, nhiều gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái.

Theo các nhà phân tích, để có đưa vào thực thi hiệu quả, ý tưởng áp trần giá dầu do Mỹ đứng đầu cần tạo ra đủ động lực để các nước đồng minh muốn tham gia. Các bên mua dầu cần được tiếp cận với mức giá rẻ hơn và với các dịch vụ quan trong như bảo hiểm mà họ cần để vận chuyển hàng hóa. Nhưng giá trần cũng phải được đặt ở mức mà Nga có thể tiếp tục xuất khẩu.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết Mỹ hiện cũng đang cân nhắc một số công cụ thực thi tiềm năng, bao gồm hạn chế với các công ty vận tải biển chở dầu giá cao và trừng phạt các ngân hàng, tổ chức tài chính tạo điều kiện cho việc bán hàng vượt ngưỡng đã thống nhất.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con