Để mô hình sản xuất “3 tại chỗ” không bị Covid chọc thủng

Xuân Thái
Chia sẻ

Trong khi số liệu các ca F0 ghi nhận đang có chiều hướng giảm dần ở các tỉnh phía Nam trong những ngày vừa qua, báo tín hiệu tích cực về khả năng kiểm soát, khống chế dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát lần này; thì chúng ta lại phải đối mặt với một “mối nguy” đang hiển hiện: Mô hình sản xuất “3 tại chỗ”!…

Mô hình sản xuất "3 tại chỗ" ở nhiều địa phương phía Nam đã bị "chọc thủng", báo hiệu một khả năng đổ vỡ.
Mô hình sản xuất "3 tại chỗ" ở nhiều địa phương phía Nam đã bị "chọc thủng", báo hiệu một khả năng đổ vỡ.

Mô hình sản xuất “3 tại chỗ” được áp dụng vào đầu tháng 6 với một số địa phương ở miền Bắc, đặc biệt là Bắc Giang, đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực bảo đảm sản xuất, cung ứng hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng đồng thời vẫn bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, mô hình đó đã và đang được áp dụng tại nhiều địa phương phía Nam trong đó có TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… lại đang là một thử thách to lớn.

NGUY CƠ “THỦNG LƯỚI” RẤT LỚN

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính (Ban IV, trực thuộc Văn phòng Chính phủ) mới đây đã có công văn khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hạn chế sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong bối cảnh đại dịch Covid, trong đó có mô hình “3 tại chỗ”.

Theo đó, điểm nổi bật của đề xuất này là những bất cập trong việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” và việc đảm bảo các chuỗi vận tải hàng hóa, xuất, nhập khẩu.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính nhấn  mạnh, mục tiêu thực hiện “3 tại chỗ” trong các nhà máy là để tạo lập các khu sản xuất an toàn, cách ly với nguy cơ dịch bệnh nhằm bảo vệ chuỗi sản xuất, cung ứng và duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu này nên phải tạm dừng hoạt động. Lý do, hoặc không đủ khả năng tổ chức, thu xếp cơ sở vật chất phục vụ ăn, nghỉ tại chỗ cho hàng nghìn lao động trong thời gian quá ngắn; hoặc do công năng thiết kế trước đó của các nhà máy hạn chế, không sẵn sàng cho hoạt động ăn, ở, ngủ nghỉ thời gian dài của hàng trăm, hàng nghìn con người.

Thời gian gần đây, sau mô hình “3 tại chỗ” ở Bắc Giang, Bắc Ninh, nhiều tỉnh, thành phía Nam cũng áp dụng mô hình sản xuất này. Tuy nhiên, nhiều trường hợp F0 đã bắt đầu xuất hiện ở một số doanh nghiệp làm việc “3 tại chỗ” - nơi có đông công nhân thuộc các hiệp hội Dệt May Việt Nam, Điện tử Việt Nam, Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chế biến Gỗ và Mỹ nghệ TP.HCM,… báo hiệu sự “đổ vỡ” của mô hình này.

Lấy ví dụ như trường hợp Bình Dương. Đây là tỉnh có tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 cao thứ 2 cả nước sau TP.HCM, với tổng số ca nhiễm tính đến sáng ngày 03/8 là 18.326 ca. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đầu tháng 7, hàng loạt nhà máy tại KCN Tân Uyên (huyện Tân Uyên) đã phải tạm dừng sản xuất bởi không đủ khả năng thu xếp cơ sở vật chất phục vụ ăn, nghỉ và phòng dịch tại chỗ cho hàng nghìn lao động trong thời gian quá ngắn. Số ít còn lại, mỗi doanh nghiệp, nhà máy đã phải chi hàng tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” với hy vọng không bị đứt gãy chuỗi cung ứng với khách hàng. Do số lượng công nhân tham gia rất ít, chỉ từ 10 – 30%. Là chưa kể, doanh nghiệp phải chi tiền cho việc làm các test nhanh Covid định kỳ.

LƯỚI ĐÃ “THỦNG”, MÔ HÌNH BỊ ĐỔ VỠ?

Mới đây, Công ty TNHH Timberland đã phải gửi công văn khẩn nhờ chính quyền tỉnh Bình Dương hỗ trợ khi phát hiện trong số 1.400 công nhân trong ký túc xá đã có 233 trường hợp dương tính. Các ca F0 đang được cách ly tại chỗ, trong khi công ty chỉ có thể giải quyết nhu cầu ăn ở cơ bản, không có điều kiện chăm sóc y tế cần thiết.

Tại TP.HCM, Công ty Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), đơn vị sản xuất “3 tại chỗ” vừa qua cũng đã phải gửi văn bản xin ngừng sản xuất từ 3 - 4 tuần để xử lý những vấn đề liên quan đến các ca F0, F1. Hiện đã phát hiện gần 50 trường hợp F0 tại công ty này. Hay như tại tỉnh Tiền Giang, sau khi một công ty trong khu công nghiệp tại Long An phát hiện có 260 công nhân nhiễm Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra thông báo tạm dừng tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 05/8, khiến các doanh nghiệp bị rơi vào cảnh hết sức bị động, khó khăn.

Ghi nhận của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội đã xuất hiện ca nhiễm chỉ sau một tuần thực hiện “3 tại chỗ”. Theo các nhà quan sát, đây là một báo động đỏ đối với mô hình “3 tại chỗ”. Bởi trên thực tế, với năng lực y tế tại chỗ gần như “bằng 0” trong khi hệ thống y tế tại các địa phương cũng đã quá tải, khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối khiến doanh nghiệp và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thời gian qua và hiện nay, TP.HCM và các tỉnh phía Nam, với mức độ lây lan dịch bệnh trong thời gian dài, mầm bệnh ủ ở nhiều khu vực và trên nhiều người lao động thì những nhà máy hoạt động “3 tại chỗ” dù tổ chức xét nghiệm nghiêm túc trước khi tiến hành, vẫn khiến doanh nghiệp gặp rủi ro, khả năng bùng phát bệnh là rất cao.

Thời gian qua, nhiều địa phương phía Nam đã xuất hiện nhiều ca F0 trong các doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ” như ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,… đã không còn là lời cảnh báo, nhưng theo một số chuyên gia thì điều này đã giống hồi chuông về “bức tường phòng thủ 3 tại chỗ” đang bị đổ vỡ. Bởi trong bối cảnh dịch ngày càng diễn biến phức tạp, chính quyền các cấp và ban quản lý khu công nghiệp ở các địa phương trong khi yêu cầu doanh nghiệp tăng cường xét nghiệm SARS-CoV-2 cho nhân viên, lại không làm rõ các kịch bản y tế liên quan khiến cho doanh nghiệp càng thêm áp lực vì chi phí xét nghiệm quá lớn mà không đánh giá được hiệu quả cụ thể. 

Trong khi số liệu các ca F0 ghi nhận đang có chiều hướng giảm dần ở các tỉnh phía Nam trong những ngày vừa qua, báo tín hiệu tích cực về khả năng kiểm soát, không chế dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát lần này; thì chúng ta lại phải đối mặt với một “mối nguy” đang hiển hiện: Mô hình sản xuất “3 tại chỗ”! 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con