Đề nghị lập ủy ban xem xét trách nhiệm liên quan đến Vinashin
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đề nghị thành lập một ủy ban lâm thời để xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin
Sáng 1/11, Quốc hội đã bước vào phiên thảo luận đầu tiên tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội.
Tại phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã dành thời gian 7 phút của mình để tập trung nói về sự "sụp đổ" của Vinashin.
"Việc Vinashin sụp đổ đã chất lên vai người dân món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu nhập cỡ 1.000 tỷ đồng/năm phải làm quần quật không ăn uống, mua sắm, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi", đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói. "Sai phạm trong chỉ đạo, điều hành thì đã rõ. Nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là ngoài lãnh đạo Vinashin, còn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này".
"Báo cáo của Chính phủ cho biết, Chính phủ có trách nhiệm và đã nghiêm túc kiểm điểm. Những vụ việc như thế này, theo tôi hiểu, trong trường hợp này, các thành viên chính phủ có liên quan phải kiểm điểm, phải nhận kỷ luật trước Quốc hội, cơ quan đại diện trước nhân dân cả nước bầu ra mình, không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung", ông Thuyết thẳng thắn. "Vụ việc này nhắc tôi nhớ đến vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm, vì nuông chiều, cho áp dụng siêu cơ chế dẫn đến thất thoát hơn 100 tỷ đồng mà một vị bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức. Vinshin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1.000 lần".
Vị đại biểu này cũng nhắc lại, trong báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm nay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định có dấu hiệu bao che cho những sai trái của Vinshin làm thiệt hại lớn đến tài sản Nhà nước, nhưng ai bao che và bao che như thế nào, vì nguyên nhân gì và nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện để kết luận.
"Nếu Quốc hội không làm rõ điều này thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Vì vậy căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết để thành lập một ủy ban lâm thời, để xem xét trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này", ông Thuyết nói.
"Nói những điều trên tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn, nhưng chúng ta có xử lý nghiêm được được việc này thì mới thể hiện sự công minh của pháp luật, đưa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước vào quỹ đạo lành mạnh, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững, lấy lại niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của Đảng và nhà nước ta trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham nhũng", đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trước Quốc hội và "trân trọng đề nghị" Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho biểu quyết về kiến nghị thành lập ủy ban nói trên.
Tại phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã dành thời gian 7 phút của mình để tập trung nói về sự "sụp đổ" của Vinashin.
"Việc Vinashin sụp đổ đã chất lên vai người dân món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu nhập cỡ 1.000 tỷ đồng/năm phải làm quần quật không ăn uống, mua sắm, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi", đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói. "Sai phạm trong chỉ đạo, điều hành thì đã rõ. Nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là ngoài lãnh đạo Vinashin, còn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này".
"Báo cáo của Chính phủ cho biết, Chính phủ có trách nhiệm và đã nghiêm túc kiểm điểm. Những vụ việc như thế này, theo tôi hiểu, trong trường hợp này, các thành viên chính phủ có liên quan phải kiểm điểm, phải nhận kỷ luật trước Quốc hội, cơ quan đại diện trước nhân dân cả nước bầu ra mình, không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung", ông Thuyết thẳng thắn. "Vụ việc này nhắc tôi nhớ đến vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm, vì nuông chiều, cho áp dụng siêu cơ chế dẫn đến thất thoát hơn 100 tỷ đồng mà một vị bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức. Vinshin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1.000 lần".
Vị đại biểu này cũng nhắc lại, trong báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm nay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định có dấu hiệu bao che cho những sai trái của Vinshin làm thiệt hại lớn đến tài sản Nhà nước, nhưng ai bao che và bao che như thế nào, vì nguyên nhân gì và nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện để kết luận.
"Nếu Quốc hội không làm rõ điều này thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Vì vậy căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết để thành lập một ủy ban lâm thời, để xem xét trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này", ông Thuyết nói.
"Nói những điều trên tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn, nhưng chúng ta có xử lý nghiêm được được việc này thì mới thể hiện sự công minh của pháp luật, đưa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước vào quỹ đạo lành mạnh, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững, lấy lại niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của Đảng và nhà nước ta trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham nhũng", đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trước Quốc hội và "trân trọng đề nghị" Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho biểu quyết về kiến nghị thành lập ủy ban nói trên.