Đề xuất ba phương án quy hoạch Thủ đô
Ba phương án quy hoạch phát triển Thủ đô trong những năm tới vừa được phía tư vấn trình bày trước Chính phủ
Ngày 21/8/2009, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã nghe liên danh tư vấn quốc tế PPJ (Hàn Quốc-Hoa Kỳ) báo cáo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
Với mục tiêu là đưa ra được định hướng phát triển không gian, giải pháp quy hoạch, bảo tồn, định hướng sử dụng đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, mạng lưới giao thông và chiến lược về môi trường cho Thủ đô, các nhà tư vấn đã đề xuất 3 phương án quy hoạch phát triển bền vững cho Thủ đô.
Theo đó, phương án 1 sẽ theo hướng mở rộng đô thị trung tâm, giảm thiểu mật độ ở các đô thị vệ tinh và trung tâm hành chính quốc gia gần đô thị trung tâm.
Phương án 2, đô thị trung tâm mở rộng sẽ tách khỏi đô thị lịch sử bằng vùng đệm xanh và trung tâm hành chính sẽ cách thành phố lõi 18km về phía Tây.
Phương án 3 kết hợp các ưu điểm của phương án 1 và 2, trong đó khu vực đô thị trung tâm sẽ mở rộng về phía Tây, còn trung tâm hành chính sẽ cách thành phố lõi về phía Tây. Phương án này nhận được nhiều ý kiến đồng tình nhất.
Sau khi nghe phía tư vấn báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo PPJ tiếp tục hoàn thiện đồ án theo hướng lựa chọn mở rộng không gian đô thị Hà Nội theo phương án vừa có đô thị trung tâm, vừa có các đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Quốc Oai, Phú Xuyên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, trong đó không gian chung dành để xây dựng đô thị khoảng 30%, còn 70% là vùng đệm xanh.
Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu cùng với việc không cấp phép mới các dự án, Hà Nội phải tiếp tục rà soát các dự án còn lại trong số hơn 740 dự án đã cấp phép trình Chính phủ để phát triển hạ tầng giao thông như trục xuyên tâm, đường sắt trên cao, đường sắt ngầm, nâng cấp sân bay Nội Bài và phát triển sân bay mới.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho Thủ đô Hà Nội; các cơ quan chức năng liên quan làm thủ tục mời đơn vị tư vấn phản biện và chuẩn bị thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định trong năm 2010.
Với mục tiêu là đưa ra được định hướng phát triển không gian, giải pháp quy hoạch, bảo tồn, định hướng sử dụng đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, mạng lưới giao thông và chiến lược về môi trường cho Thủ đô, các nhà tư vấn đã đề xuất 3 phương án quy hoạch phát triển bền vững cho Thủ đô.
Theo đó, phương án 1 sẽ theo hướng mở rộng đô thị trung tâm, giảm thiểu mật độ ở các đô thị vệ tinh và trung tâm hành chính quốc gia gần đô thị trung tâm.
Phương án 2, đô thị trung tâm mở rộng sẽ tách khỏi đô thị lịch sử bằng vùng đệm xanh và trung tâm hành chính sẽ cách thành phố lõi 18km về phía Tây.
Phương án 3 kết hợp các ưu điểm của phương án 1 và 2, trong đó khu vực đô thị trung tâm sẽ mở rộng về phía Tây, còn trung tâm hành chính sẽ cách thành phố lõi về phía Tây. Phương án này nhận được nhiều ý kiến đồng tình nhất.
Sau khi nghe phía tư vấn báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo PPJ tiếp tục hoàn thiện đồ án theo hướng lựa chọn mở rộng không gian đô thị Hà Nội theo phương án vừa có đô thị trung tâm, vừa có các đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Quốc Oai, Phú Xuyên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, trong đó không gian chung dành để xây dựng đô thị khoảng 30%, còn 70% là vùng đệm xanh.
Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu cùng với việc không cấp phép mới các dự án, Hà Nội phải tiếp tục rà soát các dự án còn lại trong số hơn 740 dự án đã cấp phép trình Chính phủ để phát triển hạ tầng giao thông như trục xuyên tâm, đường sắt trên cao, đường sắt ngầm, nâng cấp sân bay Nội Bài và phát triển sân bay mới.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho Thủ đô Hà Nội; các cơ quan chức năng liên quan làm thủ tục mời đơn vị tư vấn phản biện và chuẩn bị thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định trong năm 2010.