Doanh nghiệp bất động sản bất ngờ mạnh tay chi tiền mua lại trái phiếu

Thu Minh
Chia sẻ

Hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn tích cực ở Bất động sản trong tháng 5/2025, với giá trị mua lại đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với tháng trước.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành tính đến cuối tháng 5/2025 vượt mức 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024 chủ yếu nhờ hoạt động phát hành mới tiếp tục xu hướng hồi phục, theo dữ liệu từ FiinTrade.

Trong tháng 5/2025, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 66,5 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần so với tháng 5/2024, trong khi khối lượng đáo hạn và mua lại trước hạn giảm lần lượt -21% và -5% so với cùng kỳ. 

Trong tháng 5/2025, tổng giá trị phát hành đạt 66,5 nghìn tỷ đồng và toàn bộ đều được thực hiện theo hình thức phát hành riêng lẻ, tăng mạnh +36,3% so với tháng trước và gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024. 

Ngành Ngân hàng tiếp tục dẫn dắt với giá trị phát hành mới đạt 48,5 nghìn tỷ đồng trong tháng 5/2025, chiếm 72,9% toàn thị trường, tăng 46,8% so với tháng trước và tăng 132% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng năm 2025, các ngân hàng huy động gần 100,8 nghìn tỷ đồng qua trái phiếu, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước nhưng chỉ bằng 35% tổng giá trị phát hành trong cả năm 2024.

Việc đẩy mạnh phát hành đến từ nhu cầu bổ sung nguồn vốn trung – dài hạn để đáp ứng vốn cho tăng trưởng tín dụng (đối với phát hành kỳ hạn <5 năm) cũng như tuân thủ các quy định về an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 22/2024/TT-NHNN (đối với phát hành kỳ hạn >5 năm, đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2).

Dẫn đầu về giá trị phát hành trái phiếu với kỳ hạn > 5 năm là CTG, BID, HDB và LPB trong khi TCB và ACB vượt trội về giá trị phát hành ở kỳ hạn ngắn.

Doanh nghiệp bất động sản bất ngờ mạnh tay chi tiền mua lại trái phiếu - Ảnh 1

Phát hành mới ở nhóm Phi ngân hàng phục hồi chậm: Trong tháng 5/2025, giá trị phát hành ở nhóm Phi ngân hàng đạt 18,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với tháng trước và +88,1% cùng kỳ. 

Xét theo ngành, Bất động sản tiếp tục dẫn đầu trong tháng 5/2025 với giá trị phát hành đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng +69% so với cùng kỳ nhưng giảm nhẹ so với tháng 4 (-17,5%). Vingroup đứng đầu với 4 đợt phát hành liên tiếp, tổng cộng 8 nghìn tỷ đồng, lãi suất 12,5%/năm. Ngoài ra, thị trường ghi nhận một tổ chức phát hành mới – Công ty CP Xây dựng, Đầu tư Bất động sản Việt Minh Hoàng – với lô trái phiếu 3,5 nghìn tỷ đồng, lãi suất 8,3%/năm.

Dù chỉ mới trở lại từ tháng 4, Bất động sản đã phát hành lượng trái phiếu tương đương 80% cùng kỳ năm 2024 trong 5 tháng đầu năm, phản ánh nỗ lực huy động vốn trước áp lực đáo hạn gần 69 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm.

Ô tô & Phụ tùng đứng thứ hai trong tháng 5/2025 với toàn bộ giá trị phát hành 5 nghìn tỷ đồng đến từ VinFast. Tính chung, nhóm Vingroup đã huy động tổng cộng 13 nghìn tỷ đồng qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng, chiếm 60,9% tổng giá trị phát hành của khối Phi ngân hàng.

Trong tháng 5/2025, giá trị trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn đạt hơn 19,9 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 64% so với tháng trước nhưng giảm nhẹ so với cùng kỳ (-5%). Lũy kế 5 tháng năm 2025, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn đạt hơn 59,2 nghìn tỷ đồng, giảm -13%, trong đó Ngân hàng đóng góp 34% (tương đương 20,1 nghìn tỷ đồng).

Hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn tích cực ở Bất động sản trong tháng 5/2025, với giá trị mua lại đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với tháng trước. Các đơn vị mua lại trước hạn nổi bật là Kinh doanh Nội thất Luxury Living (2,5 nghìn tỷ đồng), Nam Rạch Chiếc (2 nghìn tỷ đồng), BĐS Seaside Homes (1,5 nghìn tỷ đồng). Lũy kế 5 tháng năm 2025, các doanh nghiệp Bất động sản đã mua lại tổng cộng 24,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trước hạn (+1% so với cùng kỳ), trong đó NVL dẫn đầu với quy mô mua lại đạt 6,7 nghìn tỷ.

Dữ liệu cập nhật đến ngày 17/6 cho thấy các tổ chức phát hành đã thanh toán tổng cộng 67,3 nghìn tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm 2025, tương đương 23% dòng tiền phải trả từ trái phiếu trong cả năm 2025.

Dòng tiền dự kiến phải thanh toán từ trái phiếu bao gồm cả gốc và lãi ước khoảng 25 nghìn tỷ đồng trong tháng 6 và 28,3 nghìn tỷ đồng trong tháng 7. Công bố thông tin trong tháng 5 cho thấy có 13 mã trái phiếu của 7 tổ chức phát hành ghi nhận tình trạng chậm trả gốc và lãi, và đây đều là những tổ chức phát hành từng chậm trả trước đó.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con