Doanh nghiệp Việt trong cuộc đua tín chỉ carbon

Lưu Hà
Chia sẻ

Không đợi đến năm 2025 – khi Việt Nam thành lập và vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến việc tạo tín chỉ carbon để trung hòa phát thải, yêu cầu tất yếu để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bù đắp carbon được hiểu là cơ chế cho phép các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức chịu trách nhiệm về lượng khí thải nhà kính của họ bằng cách đầu tư vào các dự án giúp giảm hoặc loại bỏ một lượng khí thải tương đương khỏi khí quyển. Cơ chế bù đắp carbon này có thể có nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như các sáng kiến về năng lượng tái tạo (trang trại gió hoặc nhà máy điện mặt trời), nỗ lực trồng và tái trồng rừng, các dự án thu hồi và sử dụng khí metan, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng…

SẴN SÀNG CHO THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI

Trong danh sách 1.912 doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính năm 2023, có rất nhiều doanh nghiệp lớn phải lập kế hoạch giảm thiểu khí thải trong thời gian tới. Doanh nghiệp Nhật Bản Panasonic mới đây cho biết, doanh nghiệp này đã phủ xanh 79 héc-ta đất rừng trên khắp cả nước với 355.000 cây xanh. Ngoài ra, Panasonic cũng có kế hoạch hỗ trợ khách hàng và xã hội trong việc giảm phát thải bằng sản phẩm và giải pháp tiết kiệm năng lượng như pin mặt trời perovskite và Kinari, một giải pháp vật liệu bền vững thay thế nhựa. Tất cả những giải pháp này đều hướng đến mục tiêu đạt mức phát thải ròng CO2 bằng 0 tại tất cả công ty thành viên vào năm 2030, bao gồm cả ở Việt Nam.

Tại Đồng Nai, ông Nguyễn Đạo Hữu, Giám đốc nhà máy Công ty TNHH Nhựa và hóa chất TPC Vina (KCN Gò Dầu, H.Long Thành) cho rằng, Việt Nam chưa bắt buộc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính nhưng nhiều thị trường nước ngoài đã khá khắt khe với việc này. Do đó, trong năm 2023, công ty đã đầu tư hệ thống lò đốt chất thải để thu hồi hơi thay vì đốt bỏ như trước, việc này giúp công ty tiết kiệm được dầu dùng để đốt, tránh lãng phí chất thải, thu được nhiệt. Bên cạnh đó, công ty ký hợp đồng với nhà thầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, dự kiến vận hành vào đầu năm 2024.

Doanh nghiệp Việt trong cuộc đua tín chỉ carbon - Ảnh 1

Cùng với xu thế chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển các vùng trồng, vùng nguyên liệu sạch, nhiều doanh nghiệp cho biết họ đang chờ chính sách về triển khai thị trường tín chỉ carbon để tận dụng nguồn thu nhập mới này. Tại huyện Cần Giờ, Công ty cổ phần Dừa nước Việt Nam (VietNipa) cho biết sau khi có chính sách về giao dịch tín chỉ carbon, giá trị cây dừa nước có thể tăng gấp 50 - 100 lần. Ông Phan Minh Tiến, Giám đốc VietNipa, thông tin thêm một héc-ta dừa nước có thể hấp thụ 137 tấn carbon/năm. Trong khi đó, việc khai thác mật dừa nước của Công ty còn làm tăng lượng carbon được hấp thụ và chuyển hóa. Vì vậy, nếu có cơ chế, quy định, thì việc bán tín chỉ carbon là điều hoàn toàn có thể.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean, cho biết chuẩn bị cho năm 2024, doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ 3D để thiết kết, rút ngắn 1/4 thời gian so với trước, dùng laser để in, cắt, phun màu cho vải... Ngoài ra, doanh nghiệp còn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn Eco, sản xuất theo tiêu chuẩn xanh của Châu Âu. “Doanh nghiệp đang chuyển đổi công nghệ mới và thay đổi từng ngày, hướng tới các tiêu chuẩn doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh theo tiêu chuẩn EU. Do đi trước nên lộ trình nên đến năm 2028 khi áp dụng tín chỉ các carbon thì doanh nghiệp chúng tôi có thể thu lại, bán cho thị trường tín chỉ carbon”, ông Phạm Văn Việt chia sẻ.

Ông Phan Chiến Thắng, Giám đốc Truyền thông, Cộng đồng và Quan hệ Đối ngoại, Công ty Masan High-Tech Materials, cho hay: "Theo lộ trình Chính phủ Việt Nam, thị trường carbon sẽ vận hành chính thức vào năm 2028. Từ trước đến nay chúng tôi luôn thực hiện hình thức tiết kiệm năng lượng, trồng cây xanh, tái chế chất thải và có thể nói đến thời điểm này chúng tôi đã sẵn sàng về kỹ thuật và tài chính để sẵn sàng tham gia việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon trong tương lại, ngay khi thị trường chính thức đi vào vận hành"...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 03-2023 phát hành ngày 15-01-2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Doanh nghiệp Việt trong cuộc đua tín chỉ carbon - Ảnh 2

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con