Đồng tâm hiệp lực 500 ngày đêm, hoàn thành 3.000 km cao tốc vào năm 2025

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Ngày 18/8, từ điểm cầu chính tại dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc"...

Với thế và lực tích luỹ được sau gần 40 năm đổi mới, sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng cả nước sẽ đạt và vượt mục tiêu.
Với thế và lực tích luỹ được sau gần 40 năm đổi mới, sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng cả nước sẽ đạt và vượt mục tiêu.

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 13 điểm cầu tại các đoạn tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025 và có mỏ nguyên vật liệu cung cấp cho các dự án gồm: Tuyên Quang, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Đồng Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang.

MỤC TIÊU 1.700KM CAO TỐC

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết sau hơn 76 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, nước ta có nhiều phong trào thi đua trên các lĩnh vực, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, cổ vũ động viên nhân dân cả nước, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, huy động hiệu quả sức người, sức của, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, gian khổ, làm nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.

Điển hình như phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt"; phong trào "3 sẵn sàng", "5 xung phong", "3 đảm đang"... được nhân dân ủng hộ, tích cực hưởng cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, giải phóng dân tộc, xây dựng, thống nhất đất nước...

"Thi đua yêu nước trở thành truyền thống quý báu, một tài sản vô giá, một nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam ta, như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta từng phát động: Thi đua là yêu nước; yêu nước thì phải thi đua", Thủ tướng khẳng định.

Theo Thủ tướng, ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy đầu tư các dự án hạ tầng giao thông đạt kết quả quan trọng và nổi bật. 

 

Đến nay, cả nước hoàn thành khoảng 1.000 km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên gần 2.100 km; các dự án đang thi công với trên 1.700 km, chuẩn bị khởi công khoảng 1.400 km; các dự án trải dài qua khắp 48 tỉnh thành trên cả nước.

Thay mặt Chính phủ và Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương phát động Đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển đường cao tốc và với tinh thần "Tất cả vì hạnh phúc ấm no của nhân dân, vì sự phát triển hùng cường của đất nước", chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cấp ủy đảng quyết liệt chỉ đạo sát sao; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc; chính quyền phải hành động quyết liệt, đồng thời vận động người dân và doanh nghiệp trong cả nước đồng tình, ủng hộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, tập trung thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương phải thực sự vào cuộc coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phân công "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả".

Trong mọi trường hợp khó khăn, vướng mắc, các lực lượng tham gia dự án cần đồng tâm hiệp lực "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm".

CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG DỒN LỰC TRIỂN KHAI

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, phát huy hơn nữa tính chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ để đôn đốc các nhiệm vụ được giao, kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thu xếp nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA bảo đảm khẩn trương, kịp thời, đáp ứng tiến độ các dự án. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong thu xếp vốn cho chủ đầu tư tham gia các dự án PPP, đáp ứng tiến độ đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay sau lễ phát động, các bộ, ngành, địa phương, các ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công, các cơ quan, đơn vị bắt tay ngay xây dựng kế hoạch triển khai... - Ảnh: VGP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay sau lễ phát động, các bộ, ngành, địa phương, các ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công, các cơ quan, đơn vị bắt tay ngay xây dựng kế hoạch triển khai... - Ảnh: VGP.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phải làm tốt việc bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng, đất, đá cát sỏi... phục vụ thi công công trình; bảo đảm công tác vệ sinh, môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về chuyển đổi đất lúa, đất rừng, bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng và nghiệm thu công trình, dự án kịp thời, đúng tiến độ. Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm tốt công tác di dời hạ tầng kỹ thuật như đường điện cao thế, cáp ngầm trong phạm vi dự án.

Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm ổn định trật tự, an toàn xã hội và hỗ trợ các việc trong phạm vi nếu các chủ đầu tư, nhà thầu yêu cầu. Bộ Nội vụ đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả.

Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dự án hạ tầng giao thông đang triển khai huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền vận động, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, chú trọng việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm người dân có nơi ở mới tối thiểu bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Địa phương có nguồn vật liệu phải tích cực hỗ trợ cho địa phương khó khăn hơn, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công: cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, huy động tối đa máy móc, phương tiện, tổ chức thi công khoa học, liên tục, "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão", "xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ", "3 ca 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", "đã ra quân là chiến thắng", "đã cam kết phải thực hiện, hứa phải làm", làm, thực hiện phải có sản phẩm, hiệu quả cụ thể.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng công trình, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, tạo cảnh quan không gian phát triển mới của dự án sau khi hoàn thành; phối hợp với địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay sau lễ phát động, các bộ, ngành, địa phương, các ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công, các cơ quan, đơn vị bắt tay ngay xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành các tiêu chí thi đua phù hợp, tập trung vào những nhiệm vụ khó, nhiệm vụ trọng tâm và xác định rõ việc hoàn thành các công trình đường cao tốc là nhiệm vụ chính trị hàng đầu giai đoạn từ nay đến Đại hội XIV.

Với thế và lực tích luỹ được sau gần 40 năm đổi mới; sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng chúng ta sẽ đạt và vượt mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

CAM KẾT VƯỢT TIẾN ĐỘ, BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

Phát biểu tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết để hoàn thành và đưa vào khai thác 3.000km đường bộ cao tốc sắp tới, toàn ngành sẽ đặt quyết tâm cao. 

Đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3000km đường bộ cao tốc" là nguồn cổ vũ và động lực lớn lao đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động toàn ngành giao thông vận tải.

"Bộ chỉ đạo các nhà thầu, đội ngũ kỹ sư, công nhân, người lao động ngày đêm bám trụ trên các công trường dự án, tiếp tục duy trì và phát huy khí thế, quyết tâm cao nhất, tất cả vì mục tiêu lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Tập trung cao độ, nỗ lực thi đua, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn khẳng định.

Thay mặt các nhà thầu, ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải cho rằng các tuyến đường cao tốc hoàn thành sớm được ngày nào thì người dân, đất nước được hưởng lợi ngày đó.

Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc lựa chọn Buôn Ma Thuột làm nơi phát động phong trào thi đua 500 ngày đêm hoàn thành 3.000km cao tốc. Bởi nơi đây năm xưa được chọn mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 lịch sử, đi đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

"Chúng ta thấy hình ảnh Thủ tướng Chính phủ gắn liền với cao tốc bằng những chuyến đi kiểm tra, chỉ đạo trên hiện trường hầu hết vào những ngày nghỉ, ngày lễ, thứ 7, chủ nhật và hôm nay cũng vậy", ông Hải nói và cho rằng hình ảnh đó truyền cảm hứng cho các nhà thầu, người lao động để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng những tuyến đường cao tốc đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Ông Nguyễn Viết Hải khẳng định các nhà thầu thực hiện các tuyến đường cao tốc cam kết tập trung tối đa thiết bị, nhân lực để hoàn thành và hoàn thành vượt tiến độ 3 - 6 tháng những hợp đồng ký với chủ đầu tư, hoàn thành trước 31/12/2025, góp phần thực hiện mục tiêu 3.000 km cao tốc trong năm 2025.

Trong đó, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, thành phần 3 có tổng chiều dài 48,09 km, kế hoạch hoàn thành trong năm 2026, các nhà thầu cam kết rút ngắn tiến độ, hoàn thành trước tháng 31/12/2025; đồng thời cam kết là doanh nghiệp hàng đầu về tiến độ và chất lượng.

Về kiến nghị, lãnh đạo Tập đoàn Sơn Hải cho biết trong thời gian vừa qua, lãnh đạo các địa phương có đường cao tốc đi qua rất quyết liệt quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ cho nhà thầu song hiện nay vẫn còn một số vướng mắc chưa giải quyết được, đặc liệt liên quan giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con