Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn: Đã có mặt bằng nhưng chưa có nhà nhầu

Châu Anh
Chia sẻ

Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải) chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công tuyến chính thuộc dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, đoạn qua địa bàn tỉnh nên công tác quản lý mặt bằng được bàn giao gặp khó khăn...

Các địa phương đang nỗ lực bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công cao tốc Bắc - Nam (ảnh minh họa)
Các địa phương đang nỗ lực bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công cao tốc Bắc - Nam (ảnh minh họa)

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Thông báo số 509/TB-UBND chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh về triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi đã chuẩn bị công tác bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án 2 - Bộ Giao thông vận tải và cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022.

Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án 2 chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công tuyến chính thuộc dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, đoạn qua địa bàn tỉnh nên công tác quản lý mặt bằng được bàn giao gặp khó khăn; do vậy, giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nguyên trạng mặt bằng do các địa phương bàn giao đến khi bàn giao lại cho Ban Quản lý dự án 2.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu, trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngoài hiện trường, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, chỉ đạo công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị Tư vấn đo đạc bản đồ phải tuân thủ đầy đủ quy trình thực hiện theo đúng quy định pháp luật; thực hiện công bố công khai, đầy đủ, rộng rãi thông tin về công tác bồi thường và kịp thời giải thích các nội dung còn vướng mắc, chưa rõ để người dân bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án nắm bắt đầy đủ các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm tạo sự đồng thuận chung của Nhân dân, giảm thiểu dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện dự án.

Chủ tịch UBND các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ chịu trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường khẩn trương xác nhận nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, xác nhận số nhân khẩu, xác nhận đất ở, nhà ở khác và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thực hiện công tác đo đạc bản đồ, bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao phần diện tích còn lại theo đúng thời gian quy định của Chính phủ (đến ngày 30/6/2023 phải bàn giao 100% mặt bằng dự án cho Ban Quản lý dự án 2).

UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ kịp thời nắm bắt thông tin, xử lý các đối tượng, tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, chống đối, kích động, lôi kéo nhằm gây mất an ninh trật tự, mất đoàn kết, gây dư luận xấu làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tham mưu UBND tỉnh đối với các nội dung thuộc thẩm quyền.

Được biết Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021 – 2025 có tổng chiều dài toàn tuyến 88km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3km, qua tỉnh Bình Định dài 27,7km.

Dự án đi qua các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi), có điểm đầu kết nối với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại Km127+720 (Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa) và điểm cuối giao cắt với Tỉnh lộ 629, thuộc phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tuyến có mặt cắt ngang giai đoạn hoàn thiện đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25m. Giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80km/h.

Trên tuyến dự kiến xây dựng 6 nút giao tại các địa phương, gồm: Nghĩa kỳ; Tỉnh Lộ 624B - Hành Thịnh; Quốc lộ 24 - Đức Lân; Đức Phổ; Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ngoài ra, tuyến còn có 3 hầm đường bộ, trong đó hầm dài nhất là hơn 3.200m.

Dự án có tổng mức đầu tư là 20.469 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2026.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con