Đưa AI vào giáo dục nhanh hơn, mạnh mẽ hơn

Đỗ Như
Chia sẻ

Tại Tọa đàm “Tầm nhìn, định hướng tương lai cho giáo dục trong kỷ nguyên AI” diễn ra sáng 20/3 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh AI đi vào cuộc sống, vào giáo dục, cơ hội nhiều hơn thách thức…

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: MOET.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: MOET.

Toạ đàm được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Cuộc thi nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024-2025 với sự tham dự của đại diện các đơn vị Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng, chuyên gia đến từ các viện, trường đại học, tập đoàn, doanh nghiệp và giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông trong cả nước.

Trong tham luận với chủ đề “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) với giáo dục phổ thông”, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã đề cập tới những lợi ích và thách thức của AI.

Theo đó, lợi ích của AI là tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hoá, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời. Thách thức là làm gia tăng khoảng cách số, các vấn đề đạo đức trong AI, bảo mật dữ liệu, tính chính xác và khách quan của nội dung và sự phụ thuộc vào công nghệ.

AI tác động toàn diện tới 3 trụ cột giáo dục là chương trình học, quá trình dạy và học, kiểm tra đánh giá. AI hỗ trợ cho giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình dạy học như: hỗ trợ xây dựng kế hoạch bài giảng, xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy, thiết kế bài kiểm tra, chấm điểm, phân tích kết quả, hỗ trợ cá nhân hoá phản hồi cho người học.

GS.TS Lê Anh Vinh khuyến nghị giáo viên cần có sự chủ động hơn để sử dụng công nghệ. Công nghệ mới là liên tục, câu chuyện không chỉ dừng ở cập nhật theo công nghệ mà cần có kỹ năng gì về công nghệ để hỗ trợ cho dạy và học, trang bị cho học sinh kỹ năng gì để có thể thích ứng với thế giới công nghệ ngày càng thay đổi

Thông tin kết quả khảo sát của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về việc sử dụng AI với 11.000 học sinh phổ thông cả nước, GS.TS Lê Anh Vinh nêu nhận định thích ứng càng nhanh bao nhiêu phục vụ cho giảng dạy càng hiệu quả, thiết thực bấy nhiêu, để từ đó chuẩn bị cho học sinh trong cuộc sống nhiều biến động và thay đổi.

Tham luận với chủ đề “Ứng dụng AI trong dạy và học bậc phổ thông: Tiếp cận như thế nào?”, PGS.TS Lê Anh Cường, Trưởng bộ môn Khoa học máy tính, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, cho rằng mục tiêu chung giáo dục AI trong phổ thông cần hướng đến việc giúp học sinh khai thác AI một cách hiệu quả, có trách nhiệm, có đạo đức và an toàn; phát triển những năng lực mới giúp học sinh không chỉ sử dụng AI mà còn làm chủ AI trong công việc và cuộc sống tương lai.

Theo PGS.TS Lê Anh Cường, ứng dụng công cụ AI trong dạy, học và quản trị sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh, phát triển tư duy phản biện và sáng tạo, tăng cường sự công bằng trong giáo dục, sử dụng AI trong đánh giá để đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng, cải thiện chất lượng bài giảng và phương pháp giảng dạy, quản trị giáo dục thông minh bằng AI.

Để sử dụng AI hiệu quả, an toàn, trách nhiệm, PGS.TS Lê Anh Cường đề cập tới một số giải pháp. Đó là, ban hành chính sách và quy định về sử dụng AI trong giáo dục, đào tạo giáo viên về cách sử dụng AI hiệu quả, giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện và kiểm chứng thông tin, giám sát và hạn chế sử dụng AI trong đánh giá học tập, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu học sinh, xây dựng hệ sinh thái AI giáo dục phù hợp.

PGS.TS Lê Anh Cường cũng đề xuất xây dựng hệ sinh thái công nghệ số - AI dành riêng cho giáo dục. Trong đó, xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn dành riêng cho giáo dục, xây dựng sách giáo khoa số tích hợp công cụ AI, xây dựng hệ thống số đánh giá năng lực học sinh.

Tại tọa đàm, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh các từ khoá: không giới hạn, cơ hội, thách thức, hành động quyết liệt, phù hợp. Thứ trưởng cho rằng AI đi vào cuộc sống, vào giáo dục, cơ hội nhiều hơn thách thức.

Thứ trưởng giao Vụ Giáo dục Phổ thông tham mưu ngay để việc đưa AI vào giáo dục nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con