Vòng đời công nghệ robot: Chín giai đoạn từ một ý tưởng đến thành phẩm thương mại

Hạ Chi
Chia sẻ

Morgan Stanley dự báo thị trường robot hình người sẽ đạt 40.000 đơn vị vào năm 2030. Song, đằng sau một doanh nghiệp robot "có lãi" là cả một chặng đường dài, cần nhiều năm, để biến từ bản thiết kế sơ khai đến sản phẩm hoàn chỉnh...

Tiến sĩ Jeff Mahler chia vòng đời của một robot thành chín giai đoạn - Ảnh: Minh hoạ.
Tiến sĩ Jeff Mahler chia vòng đời của một robot thành chín giai đoạn - Ảnh: Minh hoạ.

Tiến sĩ AI và robot học Jeff Mahler, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Công nghệ tại Ambi Robotics, đã chia vòng đời phát triển của một robot thành chín giai đoạn. Dù vậy, không phải mọi robot đều phải trải qua đầy đủ từng bước này, bởi lộ trình có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, tính năng và thị trường mục tiêu của từng sản phẩm. Tuy nhiên, đây vẫn là một quy trình nền tảng giúp hiểu rõ hơn về cách một robot được hình thành.

Thứ nhất, mọi robot đều phải bắt đầu từ một ý tưởng, có thể nảy sinh từ một vấn đề cụ thể, một tầm nhìn về tương lai hoặc đơn giản là sự tò mò. Ở giai đoạn này, ý tưởng chủ yếu tồn tại dưới dạng phác thảo, mô tả hoặc mô hình lý thuyết.

Thứ hai, kỹ sư sẽ biến ý tưởng thành một hệ thống vật lý. Các bản dựng đầu tiên có thể chỉ là mô hình 3D, hình ảnh, video hoặc nguyên mẫu vật lý đơn giản. Ở giai đoạn này, robot thường chỉ hoạt động trong những điều kiện nhất định do người sáng tạo kiểm soát. Nhiều video về robot trên Internet chủ yếu đang ở giai đoạn này, thời điểm robot chỉ hoạt động tốt sau nhiều lần thử nghiệm và tinh chỉnh.

Thứ ba, khi đã có nguyên mẫu tương đối hoàn chỉnh, robot có thể được trình diễn tại các hội chợ công nghệ hoặc sự kiện thương mại. Tuy nhiên, robot chỉ có thể giới hạn tương tác trong các điều kiện lập trình sẵn. Chúng chỉ hoạt động tốt trong môi trường được kiểm soát hoặc với những tác vụ đã định trước.

Thứ tư, thử nghiệm trong môi trường thực tế. Nếu một bên thứ ba, chẳng hạn như khách hàng, quan tâm đến công nghệ này. Robot sẽ được phát triển để đáp ứng các yêu cầu cụ thể như tốc độ, độ chính xác hay độ tin cậy. Ở giai đoạn này, nguyên mẫu thử nghiệm thành công khi mà chứng minh được khả năng vận hành trong môi trường thực tế nhưng vẫn trong điều kiện thử nghiệm có kiểm soát.

Thứ năm, robot được thử nghiệm hoàn toàn bởi bên thứ ba mà không có sự can thiệp trực tiếp từ nhóm phát triển. Các "trung tâm đổi mới sáng tạo" thường là môi trường thử nghiệm lý tưởng. Thành công ở giai đoạn này có nghĩa là bên thứ ba có thể sử dụng robot mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ nhà phát triển. Tuy nhiên, thời điểm này giá trị kinh tế vẫn chưa rõ ràng và khách hàng có thể mua robot chỉ vì tò mò hoặc mục đích marketing.

Thứ sáu, thương mại hoá. Mục tiêu của giai đoạn này là xác định liệu khách hàng có sẵn sàng trả tiền cho robot hay không. Trong mô hình B2B, robot phải chứng minh được giá trị tài chính so với chi phí vận hành. Các yếu tố như tiêu thụ điện năng, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật cũng được xem xét. Thành công ở giai đoạn này được đo lường qua mức độ hài lòng của khách hàng—họ có tiếp tục mua thêm hay giới thiệu sản phẩm cho người khác không?

Tuy nhiên, vượt qua giai đoạn này không hề dễ dàng. Nhiều dự án robot bị mắc kẹt trong cái gọi là "bẫy thử nghiệm", nơi các nguyên mẫu cho thấy tiềm năng nhưng không được khách hàng ủng hộ để triển khai rộng rãi.

Thứ bảy, sản xuất quy mô nhỏ. Ngay cả khi một nguyên mẫu thành công, thường chỉ có một số lượng nhỏ robot được sản xuất và triển khai, để nằm trong khả năng kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn. 

Thứ tám, sản xuất quy mô lớn. Thách thức lớn nhất trong giai đoạn này là đảm bảo công ty sản xuất robot có thể tự duy trì tài chính. 

Thứ chín, đây là giai đoạn cuối cùng, robot đã hoạt động ổn định và công ty có thể tự duy trì nhờ doanh số bán hàng, sản phẩm coi như đã đạt đến giai đoạn trưởng thành. 

Tuy nhiên, thách thức đối với các nhà phát triển robot không bao giờ dừng lại bởi nhu cầu thị trường có thể thay đổi, chi phí sản xuất có thể tăng và đối thủ cạnh tranh mới có thể xuất hiện. Ngay cả những công ty tưởng chừng thành công vẫn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định lâu dài.

Đi hết chín giai đoạn này không phải là điều dễ dàng. Một ý tưởng có thể mất nhiều năm để phát triển và không phải lúc nào cũng đi theo một lộ trình tuyến tính. Nhiều dự án robot tiềm năng đã bị bỏ dở vì không thể vượt qua "bẫy thử nghiệm". 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con